Danh mục
Trang chủ >> Tây Y >> Nghe kém ở nữ giới vì sử dụng thuốc giảm đau

Nghe kém ở nữ giới vì sử dụng thuốc giảm đau

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Thuốc Tây Y giảm đau có thể giúp cơn đau biến mất nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, trong đó có chứng nghe kém ở nữ giới.

Nữ giới dễ bị nghe kém nếu sử dụng thuốc giảm đau

Cụ thể hơn, nghiên cứu cho thấy, so với phụ nữ sử dụng ibuprofen chưa đến một lần/tuần, những người dùng từ 2 – 3 ngày/tuần có tới 13% nguy cơ bị nghe kém. Trong khi đó, những phụ nữ sử dụng thuốc từ 4 – 5 ngày/tuần thì nguy cơ tăng lên 21%. Đối với những người sử dụng ibuprofen 6 hoặc 7 ngày/tuần thì con số này tăng lên 24%.

thay-thuoc

Còn so với những phụ nữ sử dụng acetaminophen chưa đến 1 lần/tuần, những người dùng 2 – 3 ngày/tuần có 11% nguy cơ bị nghe kém, trong khi phụ nữ uống thuốc này 4 – 5 ngày/tuần thì nguy cơ tăng lên 21%.

Acetaminophen còn được biết đến với tên gọi là paracetamol. Đây là một loại thuốc giảm đau nhẹ và hạ sốt. “Cơ chế tác dụng của acetaminophen như là thuốc NSAIDs (thuốc giảm đau kháng viêm không steroid), giúp làm giảm lưu lượng máu đến các ốc tai, từ đó khiến cho chức năng của ốc tai suy giảm, dẫn đến nghe kém”, nhà nghiên cứu Sharon G.Curhan, làm việc tại Bệnh viện Brigham and Women’s nói.

Các Thầy thuốc nhấn mạnh rằng, một số loại thuốc giảm đau phổ biến không cần kê đơn nhưng chúng vẫn mang tác dụng phụ tiềm tàng. “Nếu một người có nhu cầu sử dụng thường xuyên thuốc giảm đau thì họ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu về lợi ích và những rủi ro có thể gặp phải, đồng thời tìm kiếm giải pháp thay thế an toàn hơn”, Curhan nói.

Phòng ngừa và cải thiện nghe kém bằng sản phẩm thảo dược

Theo tổ chức y tế thế giới, nghe kém là gánh nặng bệnh tật xếp thứ 6 ở các nước có thu nhập cao. Và điều đó cũng không ngoại lệ ở các nước thu nhập thấp, trung bình. Do đó, để đạt được hiệu quả giảm đau tốt nhất cũng như hạn chế tác dụng phụ khi dùng thuốc, bạn cần nhớ: không bao giờ sử dụng quá liều lượng đã được kiến nghị. Nếu cơn đau vẫn âm ỉ sau khi sử dụng thuốc giảm đau, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

thay-thuoc1

Nếu việc dùng thuốc giảm đau là cần thiết và gây ảnh hưởng đến thính lực, bạn có thể sử dụng bổ sung các sản phẩm thảo dược nguồn gốc thiên nhiên. Hiện nay, rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam đang tin tưởng sản phẩm thảo dược, bởi đây là phương pháp an toàn và cho hiệu quả bền vững. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm chức năng có thành phần chính từ cây cối xay, kết hợp cùng vảy ốc, bổ cốt toái, câu kỷ tử, đan sâm, thục địa… Sản phẩm bao gồm các vị thuốc quý này giúp tăng cường sự tuần hoàn của máu, bổ sung dưỡng chất cần thiết cho tế bào thần kinh ở tai trong, cải thiện nghe kém, hỗ trợ điều trị, phòng ngừa suy giảm thính lực, đặc biệt là ở các đối tượng nguy cơ cao như người cao tuổi, người tiếp xúc nhiều với tiếng ồn, hay phải sử dụng thuốc giảm đau… Ngoài ra, sản phẩm cũng giúp cải thiện các chứng đau tai, ù tai, tật điếc, viêm tai giữa, nặng tai… một cách hiệu quả.

Để hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc giảm đau, người bệnh nên sử dụng thuốc đúng liều và theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, nếu bị giảm thính lực, bạn nên sử dụng thực phẩm chức năng chứa thành phần chính từ cây cối xay mỗi ngày.

Có thể bạn quan tâm

Sự khác biệt giữa kháng sinh Cephalosporin thế hệ 1 và 3 và hướng dẫn sử dụng

Kháng sinh Cephalosporin là một nhóm thuốc kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam, có tác dụng …