Danh mục
Trang chủ >> Hỏi Đáp Y Dược >> Một số thắc mắc và lưu ý khi mác bệnh đái tháo đường

Một số thắc mắc và lưu ý khi mác bệnh đái tháo đường

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, tác động của insulin hoặc cả hai.

Hiểu đúng – hiểu đủ về đái tháo đường

Đầu tiên, đối diện với căn bệnh này, bệnh nhân nên hiểu đúng về đái tháo đường cũng như các biến chứng liên quan của nó. Hiện nay có rất nhiều thông tin về đái tháo đường được công bố, đây là một tín hiệu tốt để bệnh nhân đái tháo đường tìm hiểu nhiều hơn vấn đề mình đang gặp phải, tránh những hoang mang không đáng có. Tuy nhiên, việc lựa chọn các kênh thông tin chính thống, phù hợp để tìm hiểu cũng gây khó khăn với tình trạng bão hòa thông tin như hiện nay.

Dưới đây là các thông tin Cao Đẳng Y Dược cung cấp mà bạn đọc có thể tham khảo khi tìm hiểu về đái tháo đường:

Tầm soát, sàng lọc đái tháo đường

Đối với đái tháo đường, việc sàng lọc là điều cần thiết vì các lý do sau đây: (1) Đái tháo đường là bệnh lý có tỉ lệ lớn, càng ngày càng tăng; (2) Phương pháp sàng lọc đơn giản, không mất nhiều thời gian; (3) Khi tiền đái tháo đường mà hành động sớm thì sẽ giảm biến chứng và tăng chất lượng cuộc sống. Theo ADA 2022 – Hướng dẫn điều trị Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo tầm soát đái tháo đường type 2: nên bắt đầu từ 35 tuổi cho tất cả mọi người, thay vì 45 tuổi như khuyến cáo trước đây. Vì thế việc tầm soát, sàng lọc từ sớm là điều vô cùng cần thiết, trước khi gây ra những biến chứng tệ hơn cho sức khỏe.

Bộ 3 điều trị: Chế độ ăn – Tập luyện – Thuốc

Đái tháo đường là căn bệnh mạn tính, đòi hỏi quá trình điều trị lâu dài. Việc điều trị cần sự dung hòa 3 yếu tố mới đảm bảo hiệu quả điều trị:

Chế độ ăn, dinh dưỡng phù hợp với thể trạng.

Tập luyện, rèn luyện thể lực phù hợp.

Tuân thủ phác đồ điều trị dùng thuốc của bác sĩ.

Cần phải nhấn mạnh sự PHÙ HỢP vì không phải bệnh nhân nào cũng có phác đồ điều trị giống nhau. Tùy theo thể trạng, tình trạng, lối sống của mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ, các chuyên gia y tế sẽ có những lời khuyên phù hợp, được gọi là Y Học cá thể hóa (Personalized Medicine).

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ 

Khi đã được thăm khám và lên phác đồ điều trị, việc phối hợp của bệnh nhân, đặc biệt là theo dõi chỉ số đường huyết là điều vô cùng quan trọng,có ảnh hưởng trực tiếp lên hiệu quả điều trị. Trong buổi livestream “Quản lý bệnh đái tháo đường như thế nào là hiệu quả?” BS. Nguyễn Thị Bích – Phó Khoa Cao Đẳng Điều Dưỡng – Cao Đẳng Dược Sài Gòn  đã chia sẻ rất rõ ràng và cụ thể về tầm quan trọng của việc theo dõi đường huyết cũng như sử dụng máy đo đường huyết tại nhà.

Có thể bạn quan tâm

Ngứa toàn thân từng cơn vào ban đêm, có phải dị ứng?

Ngứa toàn thân ban đêm là vấn đề phổ biến, khiến người bệnh khó chịu …