Dị ứng thực phẩm là hiện tượng cơ thể không thích nghi với một loại thức ăn nào đó và được gây ra bởi hệ miễn dịch của cơ thể. Các biểu hiện của dị ứng thực phẩm thường được phát hiện trên da như da bị sưng tấy đỏ, phát ban, nổi mề đay…Vậy làm sao để chữa trị dị ứng thức ăn tại nhà nhanh chóng
- Thầy thuốc tư vấn: Uống thuốc như thế nào là đúng cách?
- Một số loại thuốc gây dị ứng và những biểu hiện cảnh báo
- Những thuốc Tây y thường dùng trong điều trị bệnh trĩ
Nguyên nhân của dị ứng thức ăn
– Yếu tố tuổi tác: như đã trình bày ở những dòng trên, trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị dị ứng thức ăn cao hơn người lớn. Sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện chính là cơ sở để những yếu tố lạ trong thực phẩm có cơ hội gây dị ứng, nổi mẩn đỏ ngứa cho trẻ. Trẻ nhỏ thường bị dị ứng tôm cua, sữa bò hay các loại hạt (thường gặp là hạt đậu phộng)
– Yếu tố di truyền: rất nhiều căn bệnh dị ứng bị truyền lại cho thế hệ con cái trong đó có chứng dị ứng thực phẩm. Rất nhiều kiểm tra đã được thực hiện, người ta nhận thấy rằng bố mẹ đồng thời bị dị ứng thức ăn thì con cái của họ có nguy bị bệnh này rất cao. Nhưng điều thú vị là chỉ có chứng dị ứng là di truyền còn ảnh hưởng bởi tác nhân gây dị ứng thì không.
Chẳng hạn bố hoặc mẹ hay cả hai bị dị ứng sữa, con cái của họ cũng dị ứng với thực phẩm nhưng lại chẳng hề hấn gì khi uống sữa, thay vào đó lại bị dị ứng với đậu phộng chẳng hạn.
– Yếu tố môi trường: Chức năng trong cơ thể hoàn toàn bình thường nhưng lại bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài môi trường như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, nơi ở có bệnh truyền nhiễm,….
Ngoài ra, thói quen ăn uống thiếu khoa học hay sinh hoạt không điều độ cũng là nguyên nhân gây dị ứng thức ăn cho nhiều người.
Triệu chứng của dị ứng thức ăn
Ở một số người phản ứng dị ứng với một loại thức ăn đặc biệt có thể khó chịu nhưng không nghiêm trọng. Nhưng một số người khác phản ứng thực phẩm là đáng sợ thậm chí đe dọa tính mạng. Các triệu chứng thường phát triển trong vòng vài phút đến một giờ sau khi ăn các thực phẩm vi phạm.
Dị ứng thức ăn nhẹ và vừa: ở da có nổi mày đay, đỏ bừng, phù mạch; ở hệ tiêu hóa: nôn mửa, quặn bụng đau bụng, tiêu chảy; ở cơ quan hô hấp: viêm mũi, hen phế quản (khởi phát đột ngột tình trạng khò khè và nặng lên sau một thời gian ngắn), phù thanh quản…
Dị ứng thức ăn nặng: Theo Tây Y, ở một số người dị ứng thức ăn có thể gây ra một phản ứng dị ứng nghiêm trọng là sốc phản vệ. Điều này có thể gây ra các triệu chứng đe dọa tính mạng, bao gồm: co thắt và thắt chặt của đường hô hấp. Cổ họng bị sưng hoặc khó thở. Shock, với sự sụt giảm nghiêm trọng về huyết áp. Mạch nhanh. Chóng mặt, hoa mắt hoặc mất ý thức. Đa số là phản ứng phản vệ 1 pha xảy ra ngay sau khi ăn do các nguyên nhân hấp thu nhanh. Song có trường hợp là phản ứng phản vệ 2 pha, pha sau xảy ra muộn (4-12 giờ) sau khi ăn, do các dị nguyên hấp thu chậm (khoảng 90% trường hợp). Trong số phản ứng phản vệ 2 pha thì có 50% trường hợp rất nặng. Cấp cứu điều trị là rất quan trọng đối với phản ứng phản vệ. Nếu không điều trị, sốc phản vệ có thể gây hôn mê hoặc tử vong.
Một số cách chữa trị dị ứng thức ăn tại nhà nhanh chóng
Nhóm thuốc kháng sinh chữa dị ứng thực phẩm
– Dùng thuốc kháng Histamin: Các loại thuốc kháng histamin như chlopheniramin, alimerazin, cyclizin, meclizin, terfenadin, astemizol…. có tác dụng loại bỏ nhanh các triệu chứng dị ứng. Một số loại thuốc có đặc thù riêng như prometazin không dùng được cho trẻ em dưới 2 tuổi, thuốc cyclizin không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi. Thuốc kháng histamin có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, gây hiện tượng xoắn đỉnh.
– Dùng thuốc chống lại tình trạng co thắt phế quản: Ở những người bị hen, khi bị dị ứng thức ăn dễ dẫn đến hen bùng phát, phù thanh quản, trong trường hợp này cần phải sử dụng một số loại thuốc hít như salmeterol, salbutamol… để làm dứt các cơn hen.
– Dùng thuốc corticoid: như dạng hít beclomethazon, fluticazon và dạng xịt mometason, budesonide để giảm các cơn co thắt, các cơn hen. Khi dùng thuốc corticoid cần phải có chỉ dẫn của thầy thuốc, người bệnh không được tự ý mua thuốc này vì thuốc có nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.
– Dùng thuốc Epiephrin: Đối với những người bị dị ứng thức ăn mà có biểu hiện của suy hô hấp, huyết áp hạ thì cần phải dùng Epiephrin thì cần phải dùng càng sớm càng tốt. Thuốc có vai trò trống suy tim mạch cấp, nâng cao huyết áp.
Nhóm chữa dị ứng thức ăn bằng phương pháp tự nhiên:
– Uống nước giấm táo rượu: Với khả năng đặc biệt là kháng lại tác nhân dị ứng bên trong là histamin, giảm rượu táo rất thích hợp để dùng chữa dị ứng thức ăn. Bên cạnh đó loại giấm này còn có công hiệu lấy lại độ pH cân bằng, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ đó khôi phục hoàn chỉnh hệ miễn dịch.
Mách bạn cách trị dị ứng với nguyên liệu này: Giấm táo rượu dùng luôn cả phần dung dịch và phẫn bã. Pha thêm vào 1 thìa mật ong, 1 thìa nước cốt chanh rồi chế nước ấm ào khuấy tan. Một ngày uống 2 cốc nước giấm táo pha để trị bệnh.
– Nhai tỏi sống: tương tự như giấm rượu táo, tỏi cũng có chứa thành phần chống dị ứng tự nhiên, giúp cơ thể giảm bớt các triệu chứng khi bị dị ứng thức ăn cụ thể là chất quercetin. Mỗi ngày bạn cần nhai tầm 3 tép tỏi sống, có thể ăn chung với cơm. Tỏi sống còn có thêm nhiều chất kháng viêm, tiêu khuẩn, tuyệt vời nữa là chất chống oxy hóa nên sẽ giúp phục hổi tổn thương do dị ứng rất nhanh. Tuy nhiên, không nên ăn một số lượng lớn tỏi tươi nhất là vào lúc đói có thể gây cảm giác khó chịu, buồn nôn, chướng bụng và rồi loạn đường ruột.
– Uống nước pha từ dầu cây thầu dầu: thức uống này sẽ cải thiện những triệu chứng khó chịu bên trong dạ dày khi bạn bị dị ứng thức ăn, đồng thời tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất, lọc bỏ độc tố cho dạ dày.
Thực hiện: một cốc nước ấm cho vào nửa thìa cà phê dầu thầu dầu và uống hết. Có thể thay nước lọc bằng nước ép hoa quả hay nước rau luộc cũng được. Nên dùng ngay sau khi pha để làm sạch các tác nhân gây hại trong dạ dày, mang lại hiệu quả tốt nhất.
– Tăng cường bổ sung vitamin: đây là cách đơn giản mà hiệu quả cực kì. bạn có thể bố sung từ vitamin tổng hợp hoặc từ rau xanh, trái cây đều được. Vitamin nhất là nhóm vitamin C sẽ giúp cơ tăng khả năng chịu đựng của cơ thể trước những tác nhân gây dị ứng, tăng cường hệ miễn dịch giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Nguồn: Cao đẳng Dược