Paracetamol là loại thuốc giảm đau và hạ sốt phổ biến nhất hiện nay. Vì hệ miễn dịch và sức khỏe của trẻ nhỏ chưa hoàn chỉnh nên trong quá trình sử dụng thuốc paracetamol cho trẻ nhỏ, phụ huynh cần lưu ý thêm.
- Người bệnh nên làm gì khi bị dị ứng thuốc?
- Tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc Aspirin là gì?
- Thuốc chiết xuất từ củ bình vôi (Rotundin) có công dụng gì?
Thuốc hạ sốt trẻ em dạng viên đạn
Thuốc Paracetamol là thuốc gì?
Paracetamol là thuốc tây y thuộc nhóm thuốc giảm đau hạ sốt, chống viêm tuy nhiên công dụng chống viêm của paracetamol rất yếu nó hầu như không có công dụng chống viêm. Các thầy thuốc thường chỉ sử dụng nó trong công dụng giảm đau và hạ sốt.
Trước hết, ta cần biết tại sao thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol dạng viên nén lại có nhiều loại viên với liều khác nhau. Paracetamol hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Thời gian bán thải là 1,25 tới 3 giờ. Thuốc chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận.
Các dạng thuốc Paracetamol dành cho trẻ em
Hiện nay, paracetamol có trong rất nhiều loại thuốc biệt dược. Dưới đây là những loại thuốc hạ sốt trẻ em phổ biến nhất.
- Thuốc paracetamol dạng siro: hàm lượng 160mg/5ml.
- Thuốc paracetamol dạng dung dịch: hàm lượng 160mg/5ml và 500mg/5ml.
- Thuốc paracetamol viên nén: hàm lượng 325mg.
- Thuốc paracetamol đặt trực tràng: hàm lượng 80, 150, 300mg.
Liều sử dụng tham khảo của Paracetamol dành cho trẻ em
Liều paracetamol cho trẻ em theo cân nặng được tổng hợp tại website thaythuoc.edu.vn thuộc Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, không thể thay thế liều điều trị của bác sĩ!
Paracetamol dành cho trẻ em dạng 350mg
- Trẻ có cân nặng từ 2,7 đến 5,3 kg (trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi): sử dụng 40mg mỗi ngày, chia làm các liều bằng nhau. Mỗi liều cách nhau 4 đến 6 giờ đồng hồ.
- Trẻ từ 5,4 đến 8.1 kg (độ tuổi từ 4 đến 11 tháng tuổi): liều sử dụng khuyến cáo 80mg/ ngày, chia làm các liều bằng nhau. Mỗi liều cách nhau 4 đến 6 giờ đồng hồ.
- Trẻ từ 8,2 đến 10,8 kg (độ tuổi từ 1 đến 2 tuổi): liều sử dụng tối đa 120 mg/ngày, chia làm 3 đến 4 lần uống. Mỗi liều cách nhau từ 4 đến 6 giờ đồng hồ.
- Trẻ từ 10,9 đến 16,3 kg (độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi): liều sử dụng tối đa 160mg, chia làm 3 đến 4 lần uống. Mỗi liều sử dụng cách nhau 4 đến 6 giờ đồng hồ.
- Trẻ từ 16,4 đến 21,7 kg ( độ tuổi 4 tới 5 tuổi): liều sử dụng tối đa 240 mg, chia làm các liều bằng nhau. Mỗi liều cách nhau 4 đến 6 giờ đồng hồ.
- Trẻ từ 21,8 đến 27,2 kg (6 tới 8 tuổi): liều sử dụng khuyến cáo 320 mg, chia làm 3 đến 4 lần uống, Mỗi liều cách nhau 4 đến 6 giờ đồng hồ.
- Trẻ từ 27,3 đến 32,6 kg (9 tới 10 tuổi): liều sử dụng tối đa 400 mg/ngày, chia làm nhiều liều bằng nhau. Mỗi liều cách nhau từ 4 đến 6 giờ đồng hồ.
- Trẻ từ 32,7 đến 43,2 kg ( từ 11 tuổi): liều sử dụng tối đa 480 mg, chia làm các liều nhỏ bằng nhau. Mỗi liều cách nhau 4 đến 6 giờ.
- Trẻ từ 12 tuổi: sử dụng liều lượng như người trưởng làm.
Thuốc paracetamol đặt trực tràng: 10 đến 20mg/kg/liều, mỗi liều cách nhau từ 4 đến 6 giờ. Thuốc đặt trực tràng được sử dụng khi trẻ không thể uống thuốc hoặc thường xuyên nôn khi sử dụng thuốc. Các bậc phụ huynh nên hỏi đáp bác sĩ thêm về vấn vấn đề cách tính liều thuốc theo cân nặng để có thể hiểu rõ hơn.
Paracetamol dành cho trẻ em dạng siro
Một số lưu ý về liều lượng thuốc hạ sốt cho trẻ em
Nên sử dụng liều lượng thuốc hạ sốt cho trẻ em phù hợp khi bé sốt >38,5 độ C
Liều sử dụng phải tính chính xác theo cân nặng: Từ 10 đến 15mg paracetamol cho 1 kg thể trọng của bé. (Ví dụ bé nặng 5 kg cần sử dụng từ 50mg tới 75mg là tối đa). Nếu quá liều sử dụng này sẽ gây quá liều paracetamol ở trẻ em và gây hại cho gan của bé, còn liều ít hơn thì lại không hạ được sốt!
Mỗi lần uống thuốc hạ sốt cách nhau từ 4 tới 6 tiếng, sau khi uống thuốc chừng 30 phút nếu bé chưa hạ sốt thì cũng không được uống thêm thuốc mà phải chườm mát vào trán, lòng bàn tay, chân hoặc sốt cao >39 độ thì đưa bé tới bác sỹ.
Lưu ý: Thông tin về thuốc hạ sốt trẻ em tại bài viết không thể thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ. Không nên sử dụng theo và Không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ! Hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời!
Thông tin tham khảo nguồn của nhà sản xuất và cơ sở y tế uy tín:
- http://www.dhgpharma.com.vn/
- https://hongngochospital.vn/
- http://bvnguyentriphuong.com.vn/
Theo thaythuoc tổng hợp