Bệnh trầm cảm ở xã hội ngày nay đang dần xuất hiện nhiều hơn. Trầm cảm là một bệnh lý tâm thần kinh vì vậy, trầm cảm cần được điều trị bằng những loại thuốc đặc thù khác nhau.
- Dược sĩ Pasteur hướng dẫn dùng kháng sinh và kháng viêm hợp lý
- Thuốc Diphenhydramine điều trị bệnh gì?
- Một số bài thuốc Y học cổ truyền trị bệnh tay chân miệng tại nhà
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA) là gì?
Thuốc tây y nói chung và thuốc trị trầm cảm nói riêng khi uống hấp thu không hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Sau khi uống 3-4 giờ, thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu. Thuốc liên kết với protein huyết tương trên 90%, phân bố nhanh vào những tổ chức gan, não, thận. Chuyển hóa ở gan tạo thành những chất có hoạt tính mạnh hơn tiền chất. Thời gian bán thải từ 15-50 giờ. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
Cơ chế tác động thuốc chống trầm cảm 3 vòng
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tên viết tắt là TCA. Những chất chống trầm cảm làm giảm tính thấm của màng sợ trục neuron, ngăn chặn sự tái bắt giữ noradrenalin từ nơi tiếp hợp. Sự gia tăng lượng chất trung gian hóa học ở nơi tiếp hợp dẫn đến kích thích adrenergic. Ở thần kinh trung ương, người ta còn nhận thấy sự gia tăng những amin nội sinh khác như dopamin, serotonin,…
Tác động dược lý của loại thuốc TCA
- Trên người bình thường: Liều trị liệu của imipramin gây buồn ngủ, hạ huyết áp nhẹ, khô miệng, xáo trộn tri giác.
- Trên bệnh nhân suy nhược: hiệu lực chống trầm cảm chỉ thể hiện rõ sau 2 – 3 tuần trị liệu.
Ngoài hiệu lực trên hệ thần kinh trung ương chống suy nhược, hương phấn. Dược sĩ Cao đẳng Dược cho biết thêm những chất chống trầm cảm 3 vòng còn có tác dụng kháng cholinergic, kháng histamin H1 và kháng α – adrenergic đối với hệ thần kinh thực vật.
Chỉ định dùng thuốc thuốc TCA khi nào và cho ai?
Người bệnh nên hỏi đáp y dược với bác sĩ trước khi dùng. Vì thuốc trầm cảm chỉ được chỉ định dùng trên trường hợp như là:
- Trạng thái trầm cảm những loại (nội và ngoại sinh)
- Đau do nguyên nhân thần kinh
- Đái dầm ở trẻ em trên 6 tuổi và người lớn.
Chỉ định dùng thuốc thuốc chống trầm cảm 3 vòng khi nào?
Thuốc TCA và một vài tác dụng không mong muốn
Tác dụng không mong muốn của thuốc trầm cảm có thể:
- Gây rối loạn thần kinh và tâm thần như: hoang tưởng, ảo giác, ác mộng, lo lắng, lú lẫn, buồn ngủ hoặc mất ngủ….thường gặp khi mới điều trị
- Trên thần kinh thực vật: gây hạ huyết áp thế đứng, khô miệng, táo bón
- Chuyển hóa: thèm ăn, ăn vô độ, tăng cân
- Nội tiết: rối loạn kinh nguyệt, giảm tình dục
Chống chỉ định của thuốc TCA khi nào?
- Mẫn cảm với thuốc
- Hoang tưởng, ảo giác
- Rối loạn tim mạch, xơ vữa động mạch
- Bệnh động kinh
- Glaucom
- Nghiện rượu và cao tuổi.
Tương tác thuốc khác với thuốc TCA
- Với những thuốc IMAO: Làm tăng tác dụng tăng huyết áp, sốt cao, hoang tưởng, co giật, hôn mê. Vì vậy không được phối hợp hai thuốc này với nhau. Nếu cần đổi sang điều trị bằng thuốc IMAO thì phải ngừng thuốc chống trầm cảm ba vòng ít nhất là 2 tuần.
- Với rượu và những thuốc ức chế thần kinh trung ương: Gây tăng tác dụng an thần, gây ngủ nên phải thận trọng với người lái xe và vận hành máy móc.
- Với những thuốc cường giao cảm: Gây tăng huyết áp kịch phát kèm theo rối loạn nhịp tim
- Với những thuốc kháng cholinergic, kháng histamin H1, thuốc điều trị Parkinson dễ gây tăng tác dụng hủy muscarinic (táo bón, khô miệng, bí tiểu)
Trên đây là những chia sẻ từ các dược sĩ tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur về thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA). Thông tin mang tính tham khảo, người bệnh trầm cảm nên thăm khám để được chẩn đoán điều trị kịp thời!
Nguồn: Thầy thuốc chia sẻ và tổng hợp