Hiện nay thời điểm giao mùa, bệnh tay chân miệng phát triển. Ngoài việc tuân thủ các biện pháp theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì còn có thể sử dụng các bài thuốc Đông y.
- Ngậm 1 miếng gừng mỏng: Bí quyết phòng bệnh nổi tiếng nhất của Đông y
- Tìm hiểu bài thuốc an thần, dưỡng tâm từ đại táo
- Nhụy hoa nghệ tây và công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
Bệnh tay chân miệng là gì?
Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn, thực tế không có bệnh tên “bệnh tay – chân – miệng”. Tuy nhiên căn cứ vào các biểu hiện, các Y sĩ y học cổ truyền có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ. Và để phòng trị bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y trị tay chân miệng theo hướng dẫn của các chuyên gia như sau.
Thuốc Đông y dùng cho trẻ uống
Bài 1: Lô căn 60g, dã cúc hoa 10g, sắc uống, dùng cho thể nhẹ.
Bài 2: Kim ngân hoa 18g, cam thảo 3g, sắc uống, dùng cho thể nhẹ.
Bài 3: Bản lam căn 30 – 50g, sắc uống thay trà.
Bài 4: Cỏ chân vịt 50g bỏ rễ và hoa, rửa sạch, phơi hay sấy khô, lấy 30g sắc uống. Số còn lại đốt thành than, tán nhỏ rồi rắc và xoa vào chỗ bị bỏng rạ, mỗi ngày 1 lần. Trường hợp mụn nước bị vỡ thì dùng nước cốt nghệ bôi lên để tránh làm mủ, hàng ngày kết hợp tắm rửa bằng nước sắc lá kinh giới hoặc vỏ cây sung.
Bài 5: Lá dâu tằm 12g, rễ cây sậy 12g, cam thảo đất 12g, lá tre 12g, kinh giới 12g, bạc hà 12g, sắc uống.
Bài 6: Ma hoàng 1,5g, cam thảo 1,5g, hạnh nhân 3g, liên kiều 4,5g, tử thảo 4,5g, tang bạch bì 4,5g, xích thược 9g, kim ngân dây 10g, sắc uống.
Bài 7: Kim ngân hoa 12g, quả dành dành 12g, rau diếp cá 12g, cam thảo đất 12g, lá chanh 12g, rau má 12g, sắc uống.
Trẻ có thể sốt cao do tay chân miệng gây ra
Bài thuốc Đông y trị tay chân miệng dùng bên ngoài da
Bài 1: Cam thảo 6g, sài hồ 10g, hoàng cầm 12g, hoàng bá 15g, xích thược 16g, sắc rửa tổn thương hàng ngày.
Bài 2: Rễ hải kim sa 30g, dã cúc hoa 10g, chi tử 3g, sắc lấy nước rửa tổn thương.
Bài 3: Hoạt thạch 120g, thạch cao 120g, thanh đại 60g, hoàng bá 60g, tất cả sấy khô tán mịn, dùng để rắc xoa hoặc trộn với dầu vừng bôi vào các vết loét do mụn nước vỡ.
Bài 4: Khổ sâm 20g, đại thanh diệp 20g, bèo cái 20g, quán chúng 20g, tất cả cho vào túi vải, sắc trong 10 phút với 2.000ml nước, sau đó bỏ bã, ngâm rửa vết thương mỗi ngày 2 lần.
Bài 5: Hoạt thạch 10g, cam thảo 10g, thạch cao 10g, tất cả tán mịn, hòa với dầu vừng, bôi vào vết loét mỗi ngày 1 lần.
Bài 6: Xích thạch chi, thạch cao, lô cam thạch và hàn thủy thạch đã chế với lượng bằng nhau, tán thật mịn, xoa vào nơi tổn thương, thường dùng cho trường hợp mụn nước đã hóa mủ.
Bài 7: Người bệnh có thể lựa chọn một vài vị thuốc chữa bệnh sau để nấu để rửa tay hàng ngày, đặc biệt trước khi ăn như: hoàng cầm, sài đất, khổ sâm, bồ công anh, hoàng bá, hoàng liên, kim ngân hoa, diếp cá, thanh đại,…
Bài 8: Kim ngân hoa 10g, lục nhất tán 10g, liên kiều 10g, xa tiền tử 10g, hoàng hoa địa đinh 15g, tử hoa địa đinh 15g, sắc lấy nước ngâm rửa hàng ngày.
Bài 9: Lá và cành hoa lựu trắng lượng vừa đủ, sắc lấy nước ngâm rửa tổn thương.
Các dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết. Hiện số lượng người mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiều nhất vì vậy bài thuốc Đông y trị tay chân miệng chỉ mang tính chất tham khảo.
Cha mẹ nên phòng bệnh theo chỉ dẫn từ Bộ Y tế
Phòng ngừa bị tay chân miệng đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Bộ Y tế ban hành thông tư 581/QĐ-BYT 581/QĐ-BYT “Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh tay chân miệng” trích mục phòng ngừa như sau:
- Cha mẹ chỉ cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol, còn lại tất cả các loại thuốc khác phải do thầy thuốc kê đơn điều trị. Bổ sung cho trẻ khi thấy bé bị sốt cao và bị mất nước.
- Vệ sinh miệng cho trẻ bị tay chân miệng bằng dung dịch sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối loãng.
- Cho trẻ uống nhiều nước mát và thức ăn dễ tiêu hóa. Đặc biệt không cho trẻ ăn uống đồ cay nóng, có vị chua cay, ngậm vú nhựa, ăn thức ăn thô cứng.
- Cách ly trẻ bị bênh tay chân miệng với các trẻ khác trong nhà.
- Khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, cần phải tắm rửa vệ sinh nhẹ nhàng cho bé hằng ngày bằng nước sạch để tránh bị tình trạng nhiễm khuẩn.
- Các thương tổn ngoài da của trẻ do phát ban, bỏng nước có thể bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.
Nếu có bất kì vấn đề nào khác thường, cha mẹ nên hỏi đáp Y dược với bác sĩ điều trị để được tư vấn. Không nên tự ý sử dụng thuốc!
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo! không mang tính chất thay thế đơn thuốc hay phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng năm 2020.
Nguồn: Thaythuoc.edu.vn tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc