Những buổi dã ngoại là khoảng thời gian giúp bạn thư giãn nhưng việc bảo vệ da không đúng cách khiến da bị đen sạm, khô ráp. Làm thế nào để phục hồi da bị cháy nắng ngày hè hiệu quả nhất?
- Phòng trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em
- Những cách trị hôi chân hiệu quả nhanh chóng vào mùa hè
- Danh sách những loại thực phẩm chống say nắng hiệu quả cho mùa hè
Làm thế nào để phục hồi da bị cháy nắng hiệu quả?
Nguyên nhân khiến da bị cháy nắng?
Theo bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Hữu Định nguyên giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, thời tiết ngày hè oi bức, nắng nóng, người hoạt động ngoài trời nhiều nhưng không che chắn dễ khiến da bị cháy nắng. Biểu hiện của da bị cháy nắng là da nổi hồng và đỏ, đau rát, có cảm giác nóng khi sờ vào. Một số trường hợp nặng hơn thường kèm theo biểu hiện như sốt, mệt mỏi, nhức đầu.
Nguyên nhân khiến da bị cháy nắng là do tia UVA (có bước sóng 320-400 nm) và UVB (290-320 nm). Tia UVA xuyên sâu vào da sẽ làm tổn thương hệ miễn dịch của da, khiến da mất đi độ đàn hồi và thúc đẩy sự xuất hiện các vết nám, nếp nhăn. Tia tử ngoại làm da cháy nắng và có thể gây ra ung thư da.
Những mẹo nhỏ giúp phục hồi da bị cháy nắng ngày hè
Mẹo nhỏ giúp phục hồi da bị cháy nắng hiệu quả
Theo như chia sẻ từ chuyên mục khỏe đẹp, để phục hồi làn da bị cháy nắng hiệu quả bạn có thể áp dụng những mẹo nhỏ sau đây:
- Chườm đá lạnh hoặc tắm giúp da mát và cân bằng nhiệt độ vùng da bị cháy nắng. Tuy nhiên bạn không nên dùng đá hoặc nước quá lạnh chườm trực tiếp lên vùng da bị cháy nắng.
- Uống nhiều nước giúp da khỏe mạnh, sớm hồi phục sau khi bị cháy nắng. Bạn có thể uống nước trái cây có nhiều vitamin E, A, C như cam, bưởi, cà chua, cà rốt… đây là những loại nước uống có tác dụng rất tốt cho mùa hè.
- Sử dụng các loại kem hoặc gel có chức năng làm mát.
- Tránh nắng trong khoảng thời gian bị cháy nắng.
- Uống thuốc kháng viêm trong trường hợp bị sưng đau nhiều.
Bác sĩ Định giảng viên Cao đẳng Dược cho hay, cháy nắng ít nguy hiểm hơn bỏng nắng. Bỏng nắng thường có những dấu hiệu như sốt, ớn lạnh, đau dữ dội, phồng rợp, mạch đập nhanh, thở mạnh, nổi bóng nước chiếm gần 20% diện tích cơ thể. Khi có những dấu hiệu này, bạn cần phải đến bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán để được điều trị kịp thời. Thời gian gây bỏng nắng thường bắt đầu từ lúc 11h đến 14h khi tia cực tím tập trung cao. Nếu có việc cần ra nắng hay đi du lịch ngày hè, để bảo vệ làn da bạn nên mặc quần áo dài tay, đội nón rộng vành, đeo kính chống nắng, khẩu trang và thoa kem chống nắng để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời.
Hy vọng với những mẹo nhỏ giúp phục hồi da bị cháy nắng ngày hè trên đây sẽ giúp cho bạn có được mùa hè vui vẻ bên gia đình và người thân của mình.
Nguồn: thaythuoc.edu.vn