Đan sâm là vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền với công dụng chữa trị kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh, đau thắt ngực, sưng đau các khớp, suy tim… Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng để giảm cơn đau do viêm khớp cấp, thấp khớp thể nhiệt và hàn, chống tăng huyết áp…Để tìm hiểu những điều cần biết về vị thuốc Đan sâm, mời các bạn đọc bài viết sau.
Cây Đan sâm
Tên gọi khác: Tử đan sâm, Huyết căn, Xích sâm, Huyết sâm, Hồng sâm, …
Tên khoa học: Salvia miltiorrhiza. Thuộc Họ: Hoa môi (Lamiaceae)
1.Đặc điểm chung thực vật
*Mô tả thực vật:
Dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trung – giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ, Đan sâm là loài thân cỏ sống lâu năm, cao 35 – 80cm, thân được phủ bởi một lớp lông ngắn màu vàng nhạt, thân vuông, có gân dọc. Rễ màu đỏ nâu, nhỏ, hình trụ, đường kính khoảng 0,5 – 1,5cm,
Lá kép, mọc đối 3 – 5 – 7 lá chét, Lá chét giữa thường lớn hơn cả. có cuống dài, mép lá chét có hình răng cưa tù. Mặt trên của lá chét màu xanh, có lông mềm, mặt dưới có màu xanh tro, cũng có lông nhưng dài hơn. Gân nổi ở mạt dưới, chia phiến lá chét thành múi nhỏ.
Hoa: mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành, dài khoảng 10 – 20cm, hoa mọc vòng, có màu xanh tím nhạt. Mùa hoa khoảng tháng 5 – tháng 8 hàng năm,
Quả nhỏ, dài 3mm, rộng1,5mm. mùa quả vào tháng 6 – 9 hàng năm.
Hoa cây Đan sâm
Phân bố, thu hái, chế biến:
Vị thuốc Đan sâm trước thường được nhập từ Trung Quốc. Gần đây, thảo dược này đã được di thực trồng tại các tỉnh miền núi của ta. Cây phát trưởng tốt, cho năng suất và hàm lượng hoạt chất cao.
Thu hái rễ và thân rễ đan sâm vào mùa xuân hoặc mùa thu, rửa sạch, cắt bỏ rễ con và phần thân còn sót lại rồi đem phơi hoặc sấy khô.
Có 2 cách bào chế:
- Đan sâm khô: Loại tạp chất và phần thân còn sót lại, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày rồi phơi khô.
- Tửu đan sâm (chế rượu): Lấy rễ thái thành từng phiến, thêm rượu vào, trộn đều và đậy kín trong khoảng 1 giờ để cho rễ ngấm hết rượu. Rồi đem sao nhỏ lửa tới khi khô thì lấy ra, để nguội. Tỉ lệ Đan sâm – rượu (10:1).
Bộ phận dùng
Thân rễ đan sâm.
Thành phần hoá học
Dược liệu chứa các thành phần hóa học như: Iso cryptotanshinone, cryptotanshinone, methyl-tanshinone, ceton, vitamin E, acid lactic, …hầu hết được phân lập từ rễ,
Trong Tinh dầu chủ yếu được chiết xuất từ hoa của Đan sâm.
Tác dụng dược lý Đan sâm
*Theo Y Học Hiện Đại: Đan sâm có nhiều tác dụng như:
- Hỗ trợ chữa trị các bệnh tim mạch
Ở Trung Quốc, Nhật, Mỹ và châu Âu, thảo dược này đã được sử dụng rộng rãi để chữa trị các bệnh mạch máu như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng lipid máu và đột quỵ. Các hoạt chất có lợi trong đan sâm giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể và cải thiện tình trạng huyết ứ.
- Chữa đái tháo đường
Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược, tác dụng chống đái tháo đường của loại thảo mộc này có thể liên quan đến các đặc tính cải thiện lưu thông máu và làm giảm ứ trệ máu theo Y học cổ truyền. Các thành phần chính của dược liệu gồm axit salvianolic và tanshinones diterpenoid, đã được thử nghiệm kỹ trên động vật bị tiểu đường. Đan sâm được dung nạp tốt qua các nghiên cứu về độc tính cấp và bán cấp
Một số tác dụng khác
Ngoài các tác dụng nêu trên, Thảo dược này còn có nhiều tác dụng dược lý khác như: Chống oxy hóa, chống viêm, thiếu máu cục bộ cơ tim, chống thiếu máu não hoặc chống lại tình trạng huyết khối, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer và giảm đau thần kinh,…
Dược tính cây đan sâm giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý
Theo Y Học Cổ Truyền
Theo đông y, thảo dược có vị đắng, sắc đỏ, có tác dụng cải thiện lưu thông máu, phá huyết ứ, sinh huyết mới, dưỡng huyết an thai, thông kinh lạc ,điều kinh mạch và giảm đau. Vì vậy, vị thuốc này được dùng để chữa trị kinh nguyệt không đều, bế tắc kinh nguyệt, đau bụng kinh, huyết tích, đau thắt ngực, mất ngủ, nặng tức ngực, đau nhức xương khớp, chân tay mệt mỏi, đau bụng, sôi bụng, mắt đỏ,… Liều dùng từ 10 – 15/ngày, dùng dạng thuốc sắc hoặc viên uống.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Đan sâm
Với tính năng hoạt huyết và phá huyết ứ, Đan sâm thường được dùng trong bài thuốc chữa các chứng bệnh về máu như huyết tụ, ban ứ huyết, bầm tím và máu lưu thông chậm…
- Chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu hoặc mất máu sau sinh
Dùng bài thuốc “thiên vương bổ tâm đan”: Gồm các vị thuốc: 8g đan sâm, 8g phục linh, 8g viễn chí, 8g đương quy, 8g bá tử nhân, 8g toan táo nhân, 12g địa hoàng, 12g huyền sâm, 10g thiên môn, 10g mạch môn, 6g ngũ vị tử, 6g cát cánh, 0,6 chu sa.
Sau đó, sắc thuốc uống (chú ý chu sa để gói riêng, uống cùng với thuốc đã sắc) ngày/1 thang.
Hoặc có thể tán bột, làm thành viên hoàn, uống 20g/ngày.
Đan sâm giúp trị thiếu máu
- Chữa chóng mặt, nhức đầu, ù tai, hoa mắt, tim hồi hộp
Sử dụng bài thuốc gồm: Đan sâm, sa sâm, mạch môn, thiên môn, thục địa,long nhãn, đảng sâm, mỗi vị 12g; toan táo nhân, bá tử nhân, viễn chí mỗi vị 8g, 6g ngũ vị tử.
Sắc uống theo hướng dẫn của thầy thuốc;
- Chữa suy tim
Sử dụng bài thuốc gồm: Đan sâm16g, 20g đảng sâm, bạch truật, ý dĩ, 1xuyên khung, ngưu tất, trạch tả, mã đề, mộc tông đồng lượng mỗi vị 16g.
Sắc uống 1 thang/ngày;
- Chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược, nhức đầu
Sử dụng bài thuốc gồm: Đan sâm, bạch thược, đại táo, thảo quyết minh (sao), mạch môn, ngưu tất, huyền sâm đồng lượng 16g; dành dành, nhân hạt táo (sao) mỗi vị 8g.
Đem sắc uống 1 thang/ngày;
- Chữa trị đau dây thần kinh liên sườn
Sử dụng bài thuốc gồm: Đan sâm, bạch truật, bạch thược, bạch linh, uất kim, sài hồ, thanh bì mỗi vị 8g, bạc hà, hương phụ, cam thảo mỗi vị 6g và 4g gừng.
Sắc uống 1 thang/ngày;
- Chữa trị viêm gan mạn tính hoặc đau vùng gan
Sử dụng bài thuốc gồm các vị: đan sâm,cỏ nhọ nồi đồng lượng 20g. Sắc uống 1 thang/ngày;
viêm gan có thể dùng cây đan sâm
- Chữa xơ gan ở giai đoạn đầu
Sử dụng bài thuốc gồm : đan sâm, ý dĩ mỗi vị 6g, 20g nhân trần, 12g bạch truật, bạch linh, bạch thược, sài hồ, hoàng kỳ mỗi vị 10g, ngũ gia bì, chi tử mỗi vị 8g, gừng, đại phúc bì, cam thảo ,đại táo mỗi vị 6g. Đem thuốc sắc uống 1 thang/ngày;
- Chữa kinh nguyệt không đều
Sử dụng bài thuốc gồm : 12g đan sâm, 12g thục địa, 12g hoài sơn, 12g sài hồ, 12g bạch thược, 8g sơn thù, 8g trạch tả, 8g phục linh, 8g đan bì. Sắc uống 1 thang/ngày;
- Chữa đau kinh và bế kinh
Dùng bài thuốc: đan sâm, đương quy, sinh địa mỗi vị 10g, hương phụ, bạch thược, xuyên khung mỗi vị 6g. Sắc uống 1 thang/ngày;
- Chữa trị viêm khớp cấp tính
Sử dụng bài thuốc gồm : 12g đan sâm, 20g hy thiêm, 20g ké đầu ngựa, 20g thổ phục linh, 20g kim ngân, 16g tỳ giải, 16g kê huyết đằng, 12g ý dĩ,12g cam thảo nam. Sắc uống 1 thang/ngày;
- Chữa trị đau tức ngực, đau nhói vùng tim
Sử dụng bài thuốc sau: 32g đan sâm, xích thược, xuyên khung, hoàng kỳ, hồng hoa, uất kim mỗi vị 20g, đảng sâm, toàn đương quy, trầm hương mỗi vị 16g, hương phụ, mạch môn, mỗi vị 12.
Đem sắc uống 1 thang/ngày.
12.Chữa trị phong nhiệt ghẻ lở
Gồm: Đan sâm 20g, Hạt sà sàng 16g và thổ sâm 16g.
Nấu nước sôi, để ấm và rồi rửa lên vùng da bị tổn thương.
- Chữa trị sốt xuất huyết
Gồm: Bồ công anh 100g, thông thảo, mộc thông, huyền sâm và xa tiền mỗi thứ 16g, đan sâm 12g và sài đất 40g, tạo giác thích 8g.
Thực hiện: Đem sắc uống.
Công dụng và liều dùng
– Đan sâm có tác dụng cải thiện lưu thông máu, làm máu chảy, thông kinh lạc, giảm đau.
Nên chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục, đau thắt ngực; mất ngủ, tức nặng ngực.
– Dùng Đan sâm ở dạng thuốc sắc, có thể sử dụng đơn lẻ hoặc phối hợp với một số dược liệu khác. Liều dùng thường 6 – 12g/ ngày.
7.Những điều cần chú ý khi dùng Đan sâm
– Tránh dùng Đan sâm phối hợp với: Giấm, úy diêm thủy và phản lê lô do tương kỵ
– Phụ nữ có thai cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.
Đan sâm là thảo dược được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y. Với tính năng hoạt huyết và phá huyết ứ, thường được dùng trong bài thuốc chữa các chứng bệnh về máu như huyết tụ, ban ứ huyết, bầm tím và máu lưu thông chậm…
Ngoài ra còn có tác dụng ngăn ngừa huyết khối, chống đái tháo đường, chống tăng huyết áp … Khi sử dụng vị thuốc thảo dược này, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc Đông y để đảm bảo hiệu quả, an toàn./.
DsCKI. Nguyễn Quốc Trung