Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Thầy thuốc đông y chia sẻ về vị thuốc tử nhiên

Thầy thuốc đông y chia sẻ về vị thuốc tử nhiên

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tử nhiên là dược liệu quen thuộc thường được sử dụng để điều chữa bệnh trong Đông y. Bài viết dưới đây thầy thuốc đông y sẽ chia sẻ một số bài thuốc có sử dụng vị thuốc tử nhiên.

Một số công dụng mà bạn ít biết về vị thuốc tử nhiên

Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn vị thuốc tử nhiên vị đắng, ngọt, tính lương. Quy kinh Can, Tỳ. Chủ trị: Chữa chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ, đau dạ dày, ho nhiều đờm… Thường phối hợp với một số vị thuốc khác.

Kết quả nghiên cứu của Đông Y của một số nhà khoa học Liên Xô về công dụng của hoạt chất Rotundin trong củ Tử nhiên:

  • Rotundin rất ít độc.
  • Hoạt chất này có công dụng trấn kinh.
  • Công dụng bổ tim.

Theo y học hiện đại tử nhiên có công dụng sau:

  • L-tetrahydropalmatin trong vị thuốc có công dụng an thần, giúp ngủ ngon. Chất này còn có công dụng chống co giật, chống co thắt cơ vành,hạ huyết áp, điều hòa đường hô hấp.
  • Cepharanthin trong tử nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế sự thiếu hụt bạch cầu do sử dụng thuốc chống ung thư.
  • Roemenin: Tê niêm mạc, giãn mạch làm hạ huyết áp.
  • Tetrandrin làm hạ huyết áp, làm chẹn dòng Canxi, chống viêmvà ức chế miễn dịch.
  • Isotetradim có công dụng chống viêm, giảm đau , hạ nhiệt.

Cách sử dụng và liều sử dụng thuốc

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể sử dụng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Thảo dược Tử nhiên được dân gian sử dụng dưới dạng phơi khô hoặc đem đi ngâm rượu. Một vài trường hợp sẽ sử dụng dưới dạng tinh chế thành Rotundin (dạng viên uống) hoặc Rotundin sulfat (dạng tiêm).

Liều sử dụng:

  • Ngày 4 cho đến 12 gram, dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
  • Người lớn: Ngày 2 cho đến 3 lần x 1 viên, viên Rotudin 0,03 g.
  • Trẻ em 13 tháng trở lên: 2 mg/kg/ngày chia 2 cho đến 3 lần.
  • Thuốc tiêm mỗi lần 1 ống 2 ml (60 mg) Rotudin, 1 cho đến 2 lần trên ngày.
  • Liều làm ngộ độc là 30 g.

Trường hợp sử dụng nhiều hoặc lạm dụng trong thời gian dài có thể làm kích thích lên thần kinh trung ương, làm co giật. Do có hoạt chất ancaloit A (roemerin) làm tê niêm mạc và làm giảm nhịp đập của tim.

Theo bác sĩ giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền  tử nhiên có độc tính (dù hàm lượng rất nhỏ). Do đó, không tự ý sử dụng vị thuốc trên nếu như không được chuyên gia chỉ định. Trong quá trình điều trị, cần theo dõi thường xuyên và thông báo cho chuyên gia nếu gặp phải triệu chứng bất thường.

Một số bài thuốc kinh nghiệm

Chữa mất ngủ: Hạt Sen, Long nhãn, nhân hạt Táo chua (sao) mỗi vị 10 cho đến 15 gram. Củ Tử nhiên 8g, lá Vông nem 12 gram. Sắc sử dụng ngày 1 thang, sử dụng trong ngày và trước khi ngủ 30 phút. Hoặc Tử nhiên, Lạc tiên, Vông nem, mỗi vị 12 gram. Liên tâm 6 gram, Cam thảo 6 gram, sắc uống, ngày 1 thang.

Chữa suy nhược thần kinh: Tử nhiên, Câu đằng, Thiên ma, Viễn chí, đồng lượng 12 gram. Sắc uống, ngày 1 thang.

Chữa đau dạ dày, loét dạ dày: Tử nhiên, Dạ cẩm, Khổ sâm cho lá, Xa tiền tử, mỗi vị 12 gram. Sắc uống, ngày 1 thang.

Chữa viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm khí quản mạn tính: Tử nhiên, Huyền sâm, Cát cánh, mỗi vị 12 gram, Trần bì 10 g. Sắc uống, ngày 1 thang.

Để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đông y này đối với sức khỏe, người bệnh nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để kiểm soát rủi ro và một số công dụng không như ý 

Có thể bạn quan tâm

Củ mài là củ gì và có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Củ mài là loại thực vật hoang dã phát triển ở vùng rừng núi phía …