Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Các bài thuốc từ cây bồ đề mà không hẳn ai cũng biết

Các bài thuốc từ cây bồ đề mà không hẳn ai cũng biết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Cây bồ đề là một trong những cây linh thiêng, mang tính tâm linh nhất, thường được trồng trong chùa và được nhiều người kính viếng. Tuy nhiên, có một sự thật thú vị ít người biết là cây bồ đề có thể làm thuốc và được y học cổ truyền sử dụng nhiều năm qua.

Tìm hiểu về cây bồ đề

Theo Y Học Cổ Truyền dân tộc cây bồ đề thuộc họ nhà Đa với nguồn gốc từ Ân Độ và Tây Nam Trung Quốc. Sau khi về Việt Nam, cây bồ đề được trồng nhiều ở chùa với tên gọi khác là cây đề hoặc cây giác ngộ.

Cây bồ đề là loài cây sống lâu năm (vài trăm năm đến nghìn năm tuổi). Thân cây to lớn, tán xòe hơn 20m, đường kính thân cây khoảng 3m. Cây có nhiều dễ thòng xuống đất, lá mọc đối, có cuống. Gân lá có dạng lông chim, nổi gân rõ ở mặt dưới.

Thành phần dược liệu của cây bồ đề

Cây bồ đề khi điều chế thuốc sẽ có tên gọi là An Tức Hương. Loại dược liệu này là những cục nhựa bồ đề có màu vàng bên ngoài và láng bóng. Khi để lâu sẽ chuyển sang màu nâu vàng, khá giòn và dễ vỡ. Khi đun nóng sẽ chảy ra và có mùi thơm giống với vani.

Cây bồ đề được trồng nhiều ở Ấn Độ và Việt Nam

Thành phần hóa học của An Tức Hương gồm 26,13% là axit Benzoic, 4,24% benzyl benzoat, 1,38% vanillin, 2,75% acid cinnamic tự do và 1,23% benzyl cinnamart. Trong đó, chất keo chiếm đến 80%.

Trong Đông Y, dược liệu An Tức Hương không độc, có vị cay và đắng. Với chức năng an thần, ổn định khí huyết,…

Những bài thuốc và tác dụng của cây bồ đề

Giảm đau răng

Cây bồ đề có thể làm giảm đau sưng răng hiệu quả. Bạn lấy 1 nắm lá bồ để rửa sạch rồi sắc lấy nước để ngậm. Sau một thời gian sử dụng sẽ thấy giảm đau răng.

Sát trùng vết thương

Người ta thường dùng lá và chồi non của cây bồ đề để sát trùng vết thương. Cách làm khá đơn giản, bạn cho lá rửa sạch vào giã nát lấy nước. Sau đó dùng bông chấm lên vết thương để sát trùng và cầm máu.

Chữa phong thấp, khớp xương đau nhức

Dùng khoảng 80g an tức hương kết hợp với 160g thịt nạc heo. Cho 2 nguyên liệu trên vào bình rồi đun lửa lớn. Nên đặt một miếng đồng để An Tức Hương chay ở trên rồi đặt ống có lỗ hướng về chỗ đau nhức để xông hơi.

Phụ nữ sau sinh bị huyết vận, huyết trướng, cấm khẩu

Cách dùng: Cho 4g An Tức Hương với 20g Thủy Phi trộn đều lên. Liều dùng mỗi lần khoảng 4g, có thể dùng chung với nước gừng để mang lại hiệu quả cao.

Trị trúng phong, trúng ác khí

Chuẩn bị nguyên liệu gồm 4g An Tức Hương, 4,8g đơn sa, 8g quỳ cửu, 20g ngưu hoàng, 4,8g nhũ hương và 3,2g tê giác đem tán thành bột. Sau đó bạn dùng 4g thạch xương bồ với 4g sinh khương sắc lấy nước. Dùng chung với bột nguyên liệu chuẩn bị sẳn để điều trị trúng phong, khí ác.

An Tức Hương có thể điều trị trúng phong, gió độc

Chữa ho

Bạn chuẩn bị nhựa của cây Bồ Đề giã nát chung với mật ong. Sử dụng uống hàng ngày từ 2-3 lần để giảm ho và giảm các triệu chứng ngứa cổ họng, khàn tiếng.

Chữa đau bụng, trẻ em hay quấy khóc

Sử dụng nhựa cây Bồ Đề chưng với rượu trắng cho tới khi sệt lại thành cao. Tiếp theo, bạn sử dụng 10gr Đinh Hương, 10gr Hương Thảo, 15gr Cam Thảo đem đi giã nhuyễn. Hàng ngày, đem hỗn hợp pha uống chung với tía tô sẽ làm giảm tình trạng đau bụng và quấy khóc ở trẻ em.

Chữa huyết trướng ở phụ nữ sau sinh

Bạn chuẩn bị 15gr thủy phu, 3gr nhựa cây Bồ Đề tán thành bột mịn. Sau đó, pha loãng với nước gừng xay nhuyễn uống hàng ngày sẽ rất tốt cho phụ nữ sau sinh mắc chứng huyết trướng.

Cây bồ đề có ý nghĩ gì?

Theo Bác Sĩ Khoa Y Học Cổ Truyền – Cao Đẳng Dược Tp hcm Ngoài việc sử dụng làm thuốc chữa bệnh, cây bồ đề còn mang nhiều ý nghĩa cuộc sống. Theo quan niệm Ấn Độ giáo và Phật giáo, cây bồ đề mang ý nghĩa giác ngộ, tịnh tâm. Đây là loài cây thiêng liêng để tượng trưng cho sự trường tồn của Phật giáo.

Cây bồ đề rất dễ trồng và có thể sống nhiều thế kỷ. Một số giống bồ đề nhỏ có thể dùng làm cây cảnh với kích thước và hình dáng đẹp. Chúng sẽ mang đến may mắn, tài vận cho gia chủ.

Một số kiêng kỵ khi sử dụng cây bồ đề

Những người khí hư, ăn ít, âm hư hỏa vượng không dùng.

Bệnh không có liên hệ đến ác khí cũng không nên dùng.

Cây Bồ Đề chỉ có tác dụng phòng và làm giảm các chứng đau của bệnh chứ không thể thay thế thuốc chữa bệnh

Không nên kết hợp Bồ Đề với các loại thuốc khác để tránh gây ra các tác dụng không mong muốn.

Những bài thuốc trên của cây bồ đề chỉ hỗ trợ điều trị bệnh chứ không đảm bảo trị dứt điểm. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để bác sỹ thăm khám chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Nấm linh chi có tác dụng gì? Những Lợi ích và rủi ro có thể xảy ra

Nấm linh chi, một dược liệu quý từ xa xưa, được nghiên cứu lâm sàng …