Bệnh gout thường được gọi vui là “bệnh nhà giàu”, là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến yếu tố thận giảm sự đào thải chất acid uric. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về bệnh này cũng như cách điều trị bằng Y học cổ truyền.
Bệnh gout là một dạng viêm khớp phổ biến, người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được do đau. Vết sưng do bệnh gút thường bắt đầu ở ngón chân cái hoặc chi dưới. Bệnh gút xuất hiện khi nồng độ muối urat trong huyết thanh tích tụ trong cơ thể tăng cao.
Món ăn bài thuốc chữa bệnh gout
Theo Y học cổ truyền Sài Gòn, bệnh gout thuộc hội chứng bệnh cơ khớp mà chủ yếu do phong thấp nhiệt tý. Nguyên nhân gây ra bệnh gout là do hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, hình thành nên các tinh thể lắng đọng trong các cơ quan. Nếu tinh thể này lắng đọng ở khớp sẽ gây ra đau khớp, lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh sỏi thận…
Vậy thế, người bệnh gout cần hạn chế ăn đạm động vật và thực phẩm ít chất purin; nên ăn những món ăn bổ mát, dưỡng can thận, kiện tỳ lợi thấp, thông kinh mạch. Sau đây là một số món ăn bài thuốc ngăn ngừa bệnh gout:
Canh rau hẹ chữa bệnh gout
Chuẩn bị: rau hẹ 200g, đậu hủ non 50g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Triệu chứng bệnh gout sẽ giảm dần.
Canh thập cẩm chữa bệnh gout
Chuẩn bị: củ cải 100g, cà rốt 50g, khoai tây 50g, hành ta 5 củ, trứng cút 3 – 4 quả gia vị vừa đủ nấu canh ăn trong bữa ăn hằng ngày.
Canh dưa leo chữa bệnh gout
Chuẩn bị: dưa leo 2 – 3 trái, nấm mèo 20g, đậu hủ 30g, hành khô 3 củ gia vị băm nhỏ nhồi vào quả dưa nấu ăn như bình thường.
Cháo ức gà chữa bệnh gout
Chuẩn bị: thịt ức gà 30g luộc xé nhỏ, gạo mới 100g nấu nhừ cho thêm hành hoa, rau mùi tàu gia vị mắm muối vừa ăn. Món ăn này giúp người bệnh giảm các triệu chứng của bệnh gout gây ra mà còn bổ sung được dinh dưỡng cần thiết cho cơ người bệnh.
Cá rô om lá lốt chữa bệnh gout
Chuẩn bị: cá rô đồng 2 – 3 con 100g làm sạch, lá lốt 30g, củ cải 100g thái lát, nghệ 1 – 2 lát gia vị kho ăn. Có thể đưa món này vào thực đơn hằng ngày.
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh gout lâu ngày có thể dùng bài thuốc Đông y: sinh địa 20g, đương quy, xuyên khung 14g, xích thược 14g, ngưu tất 14g, đào nhân, thương truật, hoàng bá, trạch tả mỗi vị 12g sắc uống hay tiềm với ức gà ăn, dùng bài thuốc này 3- 5 thang.
Bên cạnh đó, người bệnh tăng cường ăn nhiều rau củ quả tươi bổ mát tăng đào thải axit uric như: dưa leo, đậu bắp, rau đắng, rau ngổ, rau bợ, càng cua, rau diếp, rau cải, rau lang, rau má, rau đay, khèo nèo, mướp hương, hành hoa, kinh giới, tía tô, rau ngò các loại rau thơm; trái cây như: đu đủ, chuối, dưa hấu, dưa bở, na… có thể uống các loại nước như: nước atisô, râu mèo, diệp hạ châu, mã đề, hoa cúc…
Nếu bệnh nhân gout có triệu chứng kèm tiêu chảy nên dùng lá lốt 10 – 150g sắc nước uống.
Chế độ ăn cho người bệnh gout: Theo giảng viên Tạ Minh Tâm – giảng viên cao cấp Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn lưu ý người bệnh gout nên ăn chất bột có trong gạo lứt, bánh mì, gạo, ngô, khoai củ các loại tươi mới; ăn chất béo có trong dầu vừng, dầu ô liu… Nên ăn chất đạm có trong trứng, sữa, phomat, sữa chua, các chế phẩm từ sữa và cá rô, cá lóc, cá kèo, cá bống…