Mỗi khi nhắc tới chuyện uống gì, ăn gì, để tăng cường “bản lĩnh đàn ông”, người Việt ta lại nghĩ ngay tới rượu Ba kích – loại rượu ngâm từ cây Ba kích được cho là có tác dụng rất nhanh cho phái mạnh trong việc mang lại “cảm hứng”. Chính vì vậy, quý ông nhà ta rất thích loại rượu của cây dược liệu này, các bạn cùng tôi tìm hiểu nhé!
- Tìm hiểu một số bài thuốc đông y giúp điều trị táo bón hiệu quả
- Tìm hiểu công dụng và những bài thuốc đông y từ cây Chùm ngây
- Những thông tin cần biết về vị thuốc Đông y cây cỏ sữa lá nhỏ
Ba kích có tác dụng tốt cho sinh lý và các bệnh tình dục của nam giới
1.Mô tả sơ bộ về cây Ba kích
Dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trung giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ mô tả sơ bộ về cây Ba kích
Tên khoa học: Morinda officinalis How, Thuộc họ Cà phê: Rubiaceae.
Tên gọi khác:cây ruột gà, kích nhục, liên châu ba kích, ba kích thiên, chẩu phóng xì
Ba kích là loại dây leo, thân thảo có thể sống nhiều năm.
– Thân non màu tím nhạt, có cạnh dọc thân, phủ lông mềm màu nâu vàng
– Lá đơn nguyên mọc đối chữ thập, dài từ 6-14 cm, rộng từ 2-6 cm, hình mũi mác; lá lúc non có màu xanh, về già có màu trắng mốc.
– Hoa lúc ban đầu trắng sau vàng có từ 2 – 10 cánh,4 nhị.
– Quả hình cầu, khi đã chín màu đỏ.
– Mùa ra hoa khoảng tháng 5-6, tháng 12 quả chín, thân nhiều đốt to 2-5 mm.
– Rễ củ xoắn như ruột gà dài 15-20 cm, to 1 – 2 cm chia nhiều đoạn to thắt đều đặn.
Phân loại
– Có 2 loại ba kích trong tự nhiên: Ba kích trắng và ba kích tím.
+ Ba kích tím: Củ có màu vàng sậm, phần thịt bên trong có màu hanh tím. Khi ngâm rượu làm cho màu rượu chuyển thành màu tím sậm.
+ Ba kích trắng: Củ có màu vàng nhạt hơn, phần thịt bên trong màu trắng trong và không có sắc tím. Khi ngâm, rượu sẽ chuyển màu tím nhạt.
Trong tự nhiên trên 80% loại Ba kích trắng còn lại là Ba kích tím, chưa thấy có tài liệu nào chứng minh là Ba kích trắng chưa tốt bằng Ba kích tím (kể cả trong các tài liệu đông y).
Ngày nay, do tác dụng – công dụng của cây Ba kích; Ba kích trong tự nhiên đã được khai thác gần như triệt để, dần dần 2 loại Ba kích này trong tự nhiên rất hiếm. Dược liệu này được trồng hiện nay chủ yếu là loại Ba kích tím.
2.Phân bố, thu hái và chế biến:
– Phân bố: Ba kích mọc hoang ở trên đồi rậm giữa các bụi bờ, ven rừng, bãi hoang nhiều nhất ở Hải Ninh, Hồng Quảng-Quảng Ninh, Hà Tây, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang. Tây Giang – Quảng Nam
Ngày nay, nhu cầu sử dụng trong nhân dân lớn nên cây Ba kích đã được các đơn vị chuyên ngành, Viện dược liệu nghiên cứu và đưa vào quy trình trồng. Ba kích nếu trồng phải trên 3 năm mới có thể thu hoạch. Thời gian thu hái thường vào tháng 10-11.
– Bộ phận dùng thu hái: Rễ là bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu, đây là loại dược liệu quý có vị cay ngọt, tính hơi ôn.
Chọn những cây mọc lâu năm, đào lấy rễ to có đường kính trên 7mm (loại trồng từ 3 năm trở lên cho thu hoạch), vào muà đông là tốt nhất cho thu hoạch. Rễ sau khi đào lên rửa sạch đất cát, loại bỏ rễ con, phơi gần khô dùng chày gỗ đập nhẹ cho bẹp phần thịt (tránh giập nát) để lộ lõi nhỏ bên trong rút bỏ lõi, rồi phơi hoặc sấy tiếp cho đến khi thật khô.
3.Thành phần hóa học của Ba kích
Quan niệm theo Đông y và kinh nghiệm dân gian, Ba kích còn được chứng minh có chứa các thành phần có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, bền bỉ. Qua đó, thành phần hóa học trong rễ loài cây này là các Anthraglucosid, Iridoid glucoside, các Sterol, các chất vô cơ như Na, K, Mg, Fe, Zn, Cu, …, tinh bột, đường, acid hữu cơ, vitamin C. Về dược lý, các hoạt chất này có tác dụng tăng cường sinh lực cho phái mạnh, giúp duy trì thời gian “thăng hoa” lâu hơn.
4.Công dụng – Tác dụng dược lý
Đã từ lâu, Ba kích đã nổi tiếng là vị thuốc tự nhiên có công dụng kích thích mạnh mẽ “bản lĩnh đàn ông”. Dược liệu này được sử dụng nhiều để chữa chứng suy giảm tình dục ở nam giới. Trong hầu hết các cuốn sách dược liệu cổ, nó cũng được đề cao như một loại “viagra”.
Cây Ba kích này có tác dụng bổ thận tráng dương khí và đuổi tà khí. Khi chân khí được bổ thì ắt tà khí yên, vì vậy nó trừ được đại phong tà khí. Trị âm nuy bất khởi (liệt dương), cường gân cốt, an ngũ tạng, bổ trung, tăng chí, ích khí, dưỡng 2 kinh Tỳ và Thận, vì vậy các chứng hư tự hết.
Có nhiều cách để sử dụng loại “viagra” tự nhiên này. Người ta thường dùng dược liệu này dạng khô hầm cùng thịt gà hoặc sắc nước uống. Nhưng ngâm rượu uống là phương thức được sử dụng nhiều nhất. Bài rượu thuốc nổi tiếng trong dân gian được chế biến như sau: Ba kích tím 60g, Cam cúc hoa 60g, Phụ tử 20g, Câu kỷ tử 30g Thục tiêu 30g, Thục địa 46g. Tất cả tán thành bột, cho vào bình, ngâm khoảng 3 lít rượu, càng lâu càng tốt. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 – 20ml, lúc đói. Theo Đông y, ba kích là vị thuốc Nam trị yếu sinh lý rất hiệu quả, vị hơi cay, tính ấm, vào kinh thận. Có tác dụng ôn thận, trợ dương, trừ phong thấp, mạnh gân cốt. Thời xưa các y gia thường dùng rượu này thay cho thuốc trị bệnh yếu sinh lý ở nam giới, chữa di tinh, lưng gối mỏi đau, gân cốt yếu mềm …
5.Ba kích “Thần dược” không phải ai cũng dùng được:
Theo các giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết, Rượu thuốc Ba kích là một trong những “xuân dược” được các y gia thời xưa dành nhiều tâm sức nghiên cứu, điều chế để tiến lên vua chúa. Trong đó, rượu Ba kích được cho là một trong những “biệt dược” có tác dụng mạnh mẽ nhất, giúp quý ông “hoạt động” cả đêm không biết mệt mỏi. Tương truyền, các quan vương trước khi lui về nghỉ ngơi chốn hậu cung. Thường được ngự y ban cho loại rượu này. Từ kinh nghiệm sử dụng trong cung đình, rượu Ba kích dần trở thành bí quyết “giắt lưng” của đàn ông Việt. Trong đó, đồng bào Cơ Tu ở vùng Tây Giang – tỉnh Quảng Nam là những người coi trọng loại “xuân dược” này nhất. Người ta rỉ truyền tai nhau rằng, ai một lần tới thăm Tây Giang mà không được uống rượu Ba kích thì xem như chưa tới được huyện lỵ miền núi này.
Loại “viagra” này, được cho là có công năng giúp quý ông “dẻo dai” cả đêm. Ba kích được coi là vị thuốc bổ thần kinh và tinh khí, trợ dương, trừ phong thấp chữa bệnh liệt dương, sớm xuất tinh, di mộng tinh, lưng gối đau mỏi. Ba kích có tác dụng tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng, chống viêm… Đối với quý ông, tuy không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng cải thiện và hỗ trợ hoạt động sinh lý rõ rệt. Rễ dược liệu này chiết xuất bằng rượu còn có tác dụng hạ huyết áp, có tác dụng nhanh đối với các tuyến cơ năng, tăng cường hoạt động của não, giúp ngủ ngon.
Người lớn, từ 30 tuổi trở lên dùng rất tốt. Ngày uống 12-20g dưới dạng sắc, cao lỏng, thuốc viên hoặc ngâm rượu. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để có hiệu quả hơn.
- Lưu ý khi sử dụng cây ba kích
Theo nhiều chuyên gia về đông y, rễ của cây Ba kích rất tốt cho sức khoẻ, có thể dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu. Tuy nhiên nếu không biết dùng sẽ rất hại.
Bắt buộc bỏ lõi
Có tác dụng bổ thận, tráng dương. Thường dùng để ngâm rượu để uống.
Khi sử dụng Ba kích để ngâm rượu uống, hay kết hợp với các bài thuốc khác để tăng thêm tác dụng cho củ Ba kích. Có điều không phải ai cũng biết, đó là ngâm củ Ba kích nguyên cả dây rễ chưa loại bỏ cái lõi của củ Ba kích.
Lõi củ không tốt, nó có thể đi ngược tác dụng của củ Ba kích, gây liệt dương. Khi sử dụng củ cuả Dược liệu này dưới bất kỳ hình thức nào bắt buộc chỉ lấy phần thịt của củ, bỏ lõi.
Bình thường, khi chế biến, chúng ta nên rửa sạch để ráo nước, tiến hành bóc lõi bỏ đi, chỉ lấy lại phần thịt của củ sau đó ngâm rượu hay kết hợp thêm với các vị thuốc khác.
Nếu không uống được rượu: Có thể sử dụng Ba kích phối hợp với một số vị thuốc khác để tăng thêm tác dụng như thuốc hoàn ba kích: Ba kích 80g, sừng hươu 200g, phụ tử chế 16g, tiểu hồi 60g, quế nhục 30g, thục địa, hoài sơn, mỗi vị 160g, mật ong vừa đủ làm hoàn. Dùng 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 15 – 20g
Kiêng kỵ: Đối với người âm hư hỏa vượng, đại tiện táo kiết không nên dùng.
Với tác dụng và công dụng tuyệt vời đã được minh chứng, vì vậy vậy Ba kích chính là vị thuốc cứu tinh cho quý ông mỗi khi “lâm trận” và hỗ trợ chữa trị bệnh liệt dương cho quý ông. Đây cũng là dược liệu quý được Nhà nước và Bộ y tế ta đưa vào cần bảo tồn và phát triển theo đề án đã định./.
DsCKI. Nguyễn Quốc Trung