Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Cách phòng ngừa khi bị chó dại cắn

Cách phòng ngừa khi bị chó dại cắn

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Thông tin việc một học sinh lớp 9 huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tử vong với nguyên nhân là bị chó dại cắn.

Thông tin được biết nạn nhân là em V.V.L đang học lớp 9, trú thôn 2, xã Thạch Hóa. Vào ngày 25/5, em L. lên cơn sốt, có nhiều triệu chứng bất thường như sợ gió mệt đau ở chân vùng bị chó cắn. Khi uống nước em L có biểu hiện bị đau co thắt vùng hầu họng.

Gia đình sau đó đã đưa L. vào bệnh viện cấp cứu tuy nhiên em đã phát bệnh dại, Hiện nay trên thế giới chưa có bệnh viện nào chữa được căn bệnh này

Trước đó 1 tháng, L. bị chó cắn khi đang chơi thể thao, sau 2 ngày cắn em L, con vật đã chết.

Được biết ở Quảng Bình từ đầu năm đến nay đây là ca thứ 5 bị chó dại cắn tại tất cả đều k qua khỏi.

Theo bác sĩ Giảng viên Lê Trọng Phương đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Nam Định cho biết, bệnh dại là một bệnh nguy hiểm, sẽ là “vô phương cứu chữa” khi đã lên cơn dại.

Bác Sĩ Phương nói: “Bệnh dại là bệnh do virut gây ra bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh chủ yếu của vật nuôi chó, mèo và những động vật hoang dã dơi, cáo… lây sang người qua vết cắn, cào ở da và niêm mạc. Biểu hiện của người khi bị bệnh dại là trong trạng thái kích thích tâm thần vận động hoặc liệt. Khi phát bệnh thì 100% tử vong, hiện chưa có thuốc điều trị. Phụ huynh nên cho con em đi tiêm ngừa phòng chống bệnh dại tại các cơ sở y tế trên địa bàn.

Theo Thầy thuốc Giảng viên Trường Đại Học Lương Thế Vinh cho biết: Cách phòng ngừa bệnh dại

  • Chủ động tuyên truyền giáo dục sức khỏe: Cung cấp những thông tin cần thiết và cách phòng chống bệnh dại. Đặc biệt là việc phát hiện súc vật bị bệnh dại, cách xử lý sau khi bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc.
  • Báo cáo với cơ quan thú y nơi có động vật bị bệnh dại.
  • Thực hiện đăng ký, cấp giấy phép cho chủ nuôi chó, mèo; tiêm vắc xin dại có hiệu lực cho đàn chó, mèo đạt trên 85% trong quần thể súc vật nuôi.
  • Những người có nguy cơ bị nhiễm vi rút dại như nhân viên thú y, kiểm lâm, làm việc trong phòng thí nghiệm có vi rút dại… cần được gây miễn dịch bằng vắc xin dại tế bào có hiệu lực bảo vệ cao và tiêm nhắc lại theo chỉ định của y tế.
  • Tránh cho trẻ nhỏ chơi với động vật, nhất là chó, mèo đi lạc.
  • Nhà có vật nuôi như chó, mèo cần chủ động tiêm chủng cho chúng, không cho chúng chạy rong bên ngoài vì rất dễ lây lan mầm bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lao (BCG) được tiêm cho trẻ sơ sinh vào lúc nào?

Theo số liệu thống kê về bệnh lao trên toàn cầu, Việt Nam là một …