Danh mục
Trang chủ >> Hỏi Đáp Y Dược >> Hỏi đáp bệnh học – Thấp tim

Hỏi đáp bệnh học – Thấp tim

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Hỏi đáp Y Dược: “Em hiện nay 18 tuổi, đã 3 năm em bị đau ngực, khó thở, hay bị đau đầu, chóng mặt, em đã đi khám được biết là do hạ huyết áp và thấp tim do khớp. Em đã uống thuốc nhưng bệnh chỉ dỡ xong lại bị. Em muốn hỏi bệnh của em điều trị như thế nào?”

Hỏi đáp bệnh học – Thấp tim

Hỏi đáp bệnh học – Thấp tim

Trần Thị Ngọc Lan (Hà Tĩnh)

Thấp tim (bệnh tim do thấp) là nguyên nhân chính gây bệnh tim mắc phải và tử vong ở trẻ em và người trẻ tuổi ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Điều trị bệnh thấp tim trong giai đoạn cấp đòi hỏi người bệnh phải nhập viện, nghỉ ngơi tránh gắng sức, sử dụng một số thuốc đặc trị như penicillin, các thuốc chống viêm không steroid hay các thuốc corticoid (tùy theo tình trạng người bệnh) và các thuốc trợ tim nếu cần.

Nhưng điều quan trọng là thấp tim là bệnh hay tái phát, do vậy việc phòng ngừa thấp tim tái phát là hết sức quan trọng. Nói chung, cần phòng ngừa thấp tim tái phát đến năm 35 tuổi. Biện pháp phòng ngừa khá đơn giản như giữ ấm vùng cổ, tránh uống nước lạnh quá gây viêm họng, ngậm nước muối ngày 2 lần vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, định kỳ 4 tuần 1 lần đến bệnh viện tiêm penicillin chậm. Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh môi trường sống ẩm thấp, sử dụng kháng sinh nhóm penicillin ngay mỗi khi bị viêm họng cấp tính thì có thể phòng ngừa được thấp tim tái phát.

Một trong các biến chứng hay gặp nhất và có thể gây ra các triệu chứng như của em là tổn thương hẹp van hai lá. Em nên đến khám Thầy thuốc và làm các xét nghiệm, siêu âm tim sẽ giúp các bác sĩ khẳng định chẩn đoán cũng như mức độ trầm trọng của bệnh để có hướng điều trị phù hợp.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Bạn hiểu gì về bệnh bạch tạng?

Bạch tạng (albinism) là một tình trạng di truyền khiến cơ thể không sản xuất …