Hiện nay có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau đầu, trong đó chủ yếu là do tăng huyết áp và rối loạn tuần hoàn não. Vậy cách phân biệt triệu chứng của hai cơn đau này là gì?
- Dược sĩ Pasteur hướng dẫn dùng kháng sinh và kháng viêm hợp lý
- Chuyên gia hướng dẫn bảo vệ trái tim trước dịch COVID-19
- Một số dấu hiệu không điển hình của Covid-19
Điều trị tăng huyết áp giúp giảm tình trạng đau đầu của người bệnh
Cơn đau đầu do tăng huyết áp
Thầy thuốc tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur Hà Nội cho biết, cơn đau đầu do tăng huyết áp thường gặp ở người bệnh trên 50 tuổi, nữ bị nhiều hơn nam, mức độ đau thường thay đổi theo chỉ số huyết áp và trạng thái tâm lý của người bệnh. Cơn đau điển hình thường xảy ra khoảng 3-5 giờ sáng kéo dài tới khi thức dậy. Vị trí đau thường khu trú ở vùng chẩm hoặc trán, vị trí đau đầu do tăng huyết áp có thể lan lên trên đỉnh đầu nhưng ít khi đau trội một bên mà thường cân đối hai bên đầu.
Trong cơn đau đầu do tăng huyết áp người bệnh có cảm giác mỏi, cứng các cơ ở cổ gáy. Đau đầu do tăng huyết áp biến đổi theo sự tiến triển của huyết áp lên hoặc xuống. Ngoài ra yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng đến tình trạng đau đầu của người bệnh.
Ngoài ra theo chia sẻ của thầy thuốc tại mục tin tức y tế thì trong bệnh tăng huyết áp, đau đầu rất hiếm khi xuất hiện đơn độc mà thường đi kèm với đánh trống ngực và chóng mặt.
Cơn đau đầu do rối loạn tuần hoàn não
Thầy thuốc chia sẻ, các cơn đau đầu do rối loạn tuần hoàn não là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Triệu chứng thường gặp là chóng mặt, xây xẩm mặt mày, buồn nôn, hoặc người bệnh có thể nôn, nặng đầu khi thay đổi tư thế… Các biểu hiện trên thường gặp vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng. Người mắc bệnh đau đầu do rối loạn tuần hoàn não nên điều trị sớm tránh làm yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch…
Cơn đau đầu do rối loạn tuần hoàn não
Phương pháp xử trí đau đầu do tăng huyết áp
Thầy thuốc Đông Y cho rằng, thứ nhất chúng ta cần phải xử trí huyết áp bằng các biện pháp thích hợp điều trị bằng Đông Y, Tây Y.
Nên dùng thuốc huyết áp theo tình trạng bệnh lý của người bệnh huyết áp cao, từ nhẹ rồi mới dùng các thuốc mạnh hơn như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn canxi, thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể Angiotesmin… Cùng đó là người bệnh cần phối hợp chế độ ăn uống tránh các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, đường, mỡ, đồ ăn sẵn.
Điều trị triệu chứng đau đầu trong trường hợp nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi thư giãn cũng có thể làm giảm đau đầu, nếu biện pháp này không có hiệu quả thì có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường và phải phối hợp thêm thuốc an thần, chống trầm cảm khi có rối loạn về tâm lý. Lưu ý tất cả các thuốc trên đều có nhiều tác dụng phụ nên khi dùng phải có chỉ định và theo dõi của chuyên gia chuyên khoa.
Thông tin về triệu chứng của đau đầu do tăng huyết áp và Cơn đau đầu do rối loạn tuần hoàn não tại website thaythuoc.edu.vn chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh có bệnh lý cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ trực tiếp hỏi đáp y dược tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị đau đầu phù hợp với bệnh trạng hiện tại!
Nguồn: thaythuoc.edu.vn