Danh mục
Trang chủ >> Tây Y >> Các loại thuốc nào có thể điều trị bệnh trào ngược axit dạ dày hiệu quả

Các loại thuốc nào có thể điều trị bệnh trào ngược axit dạ dày hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Những loại thuốc trị trào ngược axit dạ dày được sử dụng phổ biến nhất là loại thuốc nào? Và có thể điều trị bệnh hiệu quả dứt điểm không?

Các loại thuốc nào có thể điều trị bệnh trào ngược axit dạ dày hiệu quả

Các loại thuốc nào có thể điều trị bệnh trào ngược axit dạ dày hiệu quả

Điều trị trào ngược axit dạ dày theo thuốc Tây y

Có nhiều loại thuốc tây y được sử dụng trong điều trị trào ngược axit dạ dày, tùy thuộc vào mỗi tình trạng và triệu chứng riêng của người bệnh bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng nhóm thuốc phù hợp. Thuốc tây y có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh.

Tuy nhiên người bệnh cũng cần chú ý, nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị, bởi có một số loại thuốc khi sử dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe.

Một số nhóm thuốc điều trị trào ngược axit dạ dày theo tây y thường dùng có thể kể đến như:

1. Nhóm thuốc ức chế bơm proton

Tên thuốc: Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole

Công dụng: Làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản bằng việc ngăn chặn lượng dịch vị tiêu hóa tiết ra quá nhiều – nguyên nhân dẫn tới tình trạng dạ dày, thực quản hay tá tràng bị viêm loét.

Lưu ý khi sử dụng: Thuốc có thể gây đau đầu, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy), phát ban gây ngứa…

2. Nhóm thuốc điều hòa nhu động ruột

Tên thuốc: Metoclopramid, Hyoscine, Atropin, Mebeverine, Papaverine, Alverine, Drotaverine, Trimebutine.

Công dụng: Kích thích các lớp cơ của ống tiêu hóa, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa nhờ đó thúc đẩy sự vận động của cơ thắt môn vị ở cuối dạ dày. Nhờ đó tăng cường quá trình vận hành của hệ tiêu hóa, thức ăn được chuyển hóa nhanh chóng và thuận lợi, hạn chế tình trạng ứ đọng, tắc nghẽn tại bao tử gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản. 

Lưu ý khi sử dụng: Nhóm thuốc này có tác dụng phụ là gây buồn ngủ và tăng trương lực ngoại pháp

3. Nhóm thuốc làm tăng trương lực cơ thắt dưới thực quản

Tên thuốc: Metoclopramide, Antachid, Acid alginic, Cisapride, Domperidone…

Công dụng: Làm tăng trương lực cơ thắt dưới thực quản, giúp bộ phận này hoạt động hiệu quả hơn, đóng kín lại sau khi thức ăn đi xuống dạ dày và ngăn chặn tình trạng thức ăn cùng dịch vị trào ngược lên khoang miệng. 

4. Nhóm thuốc tạo màng ngăn dạ dày với thực quản

Tên thuốc: Alginat, Dimeticol

Công dụng: Đúng như tên gọi, nhóm thuốc này sẽ tạo một màng ngăn dạ dày với thực quản bằng cách tạo lớp nổi trên dịch vị từ đó ngăn không cho chúng có cơ hội trào ngược lên trên thực quản. 

Trên đây là một số loại thuốc thường được sử dụng trong Tây y để điều trị chứng trào ngược dạ dày – thực quản. Để đảm bảo an toàn đồng thời đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng về liều lượng cũng như các lưu ý quan trọng, tuyệt đối không tự ý tìm hiểu và mua thuốc về nhà chữa trị. 

Đào tạo Cao đẳng Dược chính quy năm 2019 chỉ cần tốt nghiệp THPT

Đào tạo Cao đẳng Dược chính quy năm 2019 chỉ cần tốt nghiệp THPT

Bài thuốc trị trào ngược axit dạ dày theo Đông y

Theo Đông y, muốn chữa chứng trào ngược dạ dày, cần giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, thúc đẩy các tổn thương tại dạ dày nhanh chóng lành lại. 

Nếu lựa chọn điều trị trào ngược dạ dày theo Đông y, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây.

1. Bài thuốc số 1

Thành phần: Đại hoàng, chỉ thực, hậu phác, mang tiêu (mỗi loại 30g)

Thực hiện: Đun các thành phần kể trên với 1,5 lít nước đến khi nào còn khoảng 1 bát nước thuốc, chắt nước cốt rồi thêm nước đun sôi lần thứ 2. Chia lượng nước thuốc thu được thành 3 lần uống trong ngày.

2. Bài thuốc số 2

Thành phần: Trần bì, cam thảo, viễn chỉ (mỗi loại 12g); hắc táo nhân, ngưu tất, cát căn, liên nhục, hoài sơn (mỗi loại 16g); bán hạ chế, chỉ xác (10g)

Thực hiện: Đun sôi thang thuốc với 1,5 lít nước, chắt lấy 1 bát con nước cốt rồi uống 2 lần/ngày.

Để có được phương thuốc Đông y chất lượng, người bệnh cần tới các nhà thuốc y học cổ truyền uy tín. 

Bên cạnh các loại thuốc trị trào ngược axit dạ dày theo Đông y và Tây y, người bệnh còn có thể tham khảo một số mẹo chữa trào ngược bằng gừng, nghệ theo kinh nghiệm dân gian. 

Dù chọn bất cứ phương pháp nào hoặc kết hợp các phương pháp với nhau để điều trị chứng trào ngược thì người bệnh cũng nên thăm khám định kỳ tại các bệnh viện lớn để kiểm tra tình trạng tiến triển của bệnh, không nên quá chủ quan thấy các triệu chứng trào ngược giảm bớt sau khi dùng thuốc mà không tái khám theo lịch. 

Nguồn: Thầy thuốc

Có thể bạn quan tâm

Thuốc co mạch có nên sử dụng thường xuyên hay không?

Thuốc co mạch là một nhóm thuốc phổ biến được sử dụng trong nhiều trường …