Danh mục
Trang chủ >> Hỏi Đáp Y Dược >> Bệnh thương hàn là căn bệnh như thế nào?

Bệnh thương hàn là căn bệnh như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Thương hàn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây bằng đường tiêu hóa, bệnh gây nhiễm độc toàn thân kèm theo tổn thương đường tiêu hóa.

Bệnh thương hàn là căn bệnh như thế nào?

Bệnh thương hàn là căn bệnh như thế nào?

Bệnh do trực khuẩn thương hàn do Samonella (S.typhi) và phó thương hàn (S.paratyphi A, B, C) gây nên. Trực khuẩn thương hàn là trực khuẩn Gram âm, đề kháng cao ở ngoại cảnh, trực khuẩn bị tiêu diệt ở 50 độ C trong 1h, 100 độ C trong vòng 5 phút và dễ chết bởi các chất khử khuẩn thông thường.

Dịch tễ học thương hàn

Theo các bác sĩ Tây y, nguồn gây bệnh duy nhất là người gồm có bệnh nhân bài tiết vi khuẩn theo phân ngoài ra còn theo đường nước tiểu, chất nôn; trực khuẩn thải theo từng đợt, thải qua phân ở tất cả các giai đoạn của bệnh kể cả giai đoạn nung bệnh, thải nhiều nhất là tuần 2-3 tuần của bệnh. Người mang khuẩn gồm có người mang khuẩn sau khi khỏi bệnh, bệnh nhân khỏi về lâm sàng nhưng 3-5% vẫn tiếp tục mang khuẩn sau vài tháng đến vài năm di vi khuẩn khu trú trong túi mật và đường ruột của bệnh nhân; người mang khuẩn không có biểu hiện lâm sàng đây chính là nguồn lây quan trọng.

Đường lây bệnh là lây qua đường tiêu hóa, có 2 cách lây do ăn uống phải thực phẩm, nước bị ô nhiễm vi khuẩn không được nấu chín, đường lây qua nước là đường lây quan trọng nhất và dễ gây ra dịch lớn. Do tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, người mang khuẩn qua chất thải chân tay, đồ dùng…thường gây dịch nhỏ và tản phát.  Trên thực tế, bệnh ít gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi, môi trường ô nhiễm nặng, vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm, tăng cường giao lưu các khu vực ngày càng phát triển, kinh phí nhà nước đầu tư ít.

Triệu chứng lâm sàng thương hàn

Triệu chứng lâm sàng thương hàn

Triệu chứng lâm sàng thương hàn

Một số chuyên gì Hỏi đáp Y Dược cho biết, triệu chứng lâm sàng kia bệnh được thể hiện qua các thời kỳ như sau:

  • Thời kỳ nung bệnh: từ 7-15 ngày, thường yên lặng, không có triệu chứng gì biểu hiện nên người bệnh không phát hiện được mình đã mắc bệnh.
  • Thời kỳ khởi phát khoảng 5-7 ngày, sốt từ từ tăng dần theo hình bậc thang, có lúc gai rét, từ ngày thứ tư đến ngày thứ 7 bệnh nhân có thể sốt 39-40 độ. Bệnh nhân nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém, bệnh nhân cảm thấy ù tai, nghễnh ngãng.
  • Thời kỳ toàn phát kéo dài 2 tuần, bệnh nhân sốt cao liên tục 39-40 độ, sốt hình cao nguyên, sốt nóng là chủ yếu. Nhiễm độc thần kinh là triệu chứng nổi bật, biểu hiện bằng nhức đầu, mất ngủ, hay gặp ác mộng, ù tai, nói ngọng, run bắt chuồn chuồn, điển hình là trạng thái Typhos bệnh nhân nằm bất động, vẻ mặt vô cảm, thờ ơ tuy nhận biết được các kích thích từ môi trường xung quanh mắt đờ đẫn; nặng hơn bệnh nhân li bì, mê sảng, hôn mê thường ít gặp.

Triệu chứng tiêu hóa cụ thể là hình ảnh lưỡi quay lưỡi khô, rìa lưỡi đỏ, giữa phủ một lớp rêu màu trắng hoặc xám, đi ngoài phân lỏng sệt, màu vàng nâu rất khẳm, khoảng 5-6 lần/ngày, bụng chướng, đau nhẹ lan tỏa vùng hố chậu phải, óc ách hố chậu phải, gan lách to dưới sườn 1-3cm, mật độ mềm. Khi đo huyết áp thấy khá thấp, mạch đập chậm, mạch nhiệt phân ly. Ngoài ra, xuất hiện đào ban là các ban dát nhỏ 2-3mm màu hồng, vị trí mọc thường ở ngực, bụng, mạn sườn, số lượng ít khoảng chục nốt, xuất hiện từ ngày thứ 7-12 của người bệnh. Theo đó, bệnh nhân có thể bị viêm phế quản, viêm phổi nhưng thường ít gặp. Bệnh chủ yếu không biểu hiện ở hệ hô hấp nên không đặc trưng.

Bệnh thương hàn có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời

Bệnh thương hàn có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời

Theo nguồn tin tức Y Dược, khi bệnh thương hàn lui bệnh khoảng 1 tuần thì bệnh nhân hạ sốt từ từ hoặt sốt đột ngột, có thể dao động vài ngày rồi trở lại bình thường, bệnh nhân đỡ mệt hơn, ăn ngủ tốt hơn, hết rối loạn tiêu hóa, bệnh hồi phục dần.

Nguồn: thaythuoc.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Bạn hiểu gì về bệnh bạch tạng?

Bạch tạng (albinism) là một tình trạng di truyền khiến cơ thể không sản xuất …