Hoa gạo có nhiều công dụng chữa bệnh vì vậy bạn hoàn toàn có thể sử dụng hoa gạo để tiêu viên giảm đau, điều trị các bệnh viêm dạ dày, ho có đờm…
- 2 Cách chữa viêm amidan bằng rau diếp cá
- Bài thuốc đông y trị bệnh hiệu quả từ cây gai chống
- Những bài thuốc Đông Y chữa bệnh điếc tai hiệu quả
Công dụng chữa bệnh từ hoa gạo.
Cây hoa gạo mọc ở vùng nhiệt đới với thân cây cao và thẳng với lá rụng vào mùa đông. Các hoa đỏ với 5 cánh hoa mọc vào mùa xuân trước khi cây ra lá non. Quả nhỏ chứa các sợi tương tự như sợi bông. Thân cây có các gai để ngăn cản sự tấn công của động vật. Mặc dù bề ngoài thì thân cây có vẻ tốt cho mục đích khai thác gỗ, nhưng gỗ của nó quá mềm để có thể sử dụng vào những việc như vậy.
Trong đông y, các bộ phận sử dụng làm thuốc từ hoa gạo bao gồm, vo, hao, rễ. Chúng có công dụng tiêu viêm, giảm đau có thể chữa các bệnh viêm dạ dày và ruột cấp tính, tiêu chảy, đại tiện ra máu.
Các bài thuốc chữa bệnh từ hoa gạo
Bài 1: hoa gạo 60g nấu với nước, thêm mật ong hoặc đường phèn, uống trong ngày.
Bài 2: hoa gạo, hoa kim ngân, phượng vĩ thảo mỗi vị 15g, sắc uống.
Bài 3: hoa gạo 30g sắc uống, chia làm 3 lần, uống trong ngày.
Chữa sưng đau vú sau sinh: rễ hoặc vỏ thân cây hoa gạo 30g sắc uống.
Các thầy thuốc còn sử dụng hoa gạo chữa các bệnh viêm khớp, đau lưng, phong tê thấp: vỏ thân cây gạo 20g nấu lấy nước, bỏ bã, hòa vào chút rượu, uống lúc nóng, ngày 2 lần.
Hoa gạo: Tiêu viêm, giảm đau
Trị vết thương phần mềm, chấn thương sưng đau: rễ và vỏ thân cây gạo ngâm với rượu, xoa bóp ngoài hoặc đem giã nát đắp vào nơi tổn thương.
Trị đau răng: vỏ thân cây gạo 20g sắc đặc, ngậm nhiều lần trong ngày.
Chữa viêm khí phế quản cấp tính: rễ gạo 30g sắc uống.
Trị ho có đờm: hoa gạo 15g, ngư tinh thảo (rau diếp cá) 15g, tang bạch bì 10g sắc uống.
Trị ho ra máu: hoa gạo 14 bông sắc kỹ, chế thêm một chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.
Theo các chuyên gia Cao đẳng Dược, Hoa gạo còn được sử dụng để chữa viêm dạ dày: rễ, hoa hoặc vỏ thân cây gạo 30g sắc uống. Hoặc dùng bài: rễ, hoa hoặc vỏ thân cây gạo 30g, rễ cây lưỡng diện châm 6g sắc uống.
Chữa trĩ xuất huyết: hoa gạo 20g, quyển bá 10g, hòe hoa 15g sắc uống.
Chữa bong gân: Dùng 1 trong số bài thuốc sau:
Bài 1: vỏ cây gạo 16g (cạo bỏ vỏ ngoài, sao rượu), lá lốt 16g (sao vàng) sắc với 750ml nước, cô còn 250ml, chia uống 2 lần trong ngày.
Bài 2: lá náng, quả đu đủ non và vỏ thân cây gạo lượng bằng nhau rửa sạch, giã nhuyễn, băng vết thương.
Bài 3: rau má tươi, vỏ thân cây gạo tươi, vòi voi tươi và bồ công anh tươi lượng bằng nhau rửa sạch, giã nát, bó vào nơi tổn thương.