Cây gai chống là loại cây như thế nào? Trong Đông y nó có tác dụng chữa được những căn bệnh ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ về loại cây này.
- Những bài thuốc Đông Y chữa bệnh điếc tai hiệu quả
- Công dụng trị bệnh loãng xương từ cây chùm ngây
- Những lưu ý khi sử dụng thuốc Đông y để đạt hiệu quả tốt nhất
Bài thuốc đông y trị bệnh hiệu quả từ cây gai chống
Các bác sĩ Y học cổ truyền tại trường cao đẳng y dược TPHCM cho biết Cây gai chống, thuộc họ gai chống, tên khác là gai sầu, gai ma vương, quỷ kiến sầu, dược liệu có tên thuốc là thích tật lê. Đó là một cây thảo, sống hàng năm hoặc hai năm, mọc bò. Cây mọc tự nhiên ở đất khô vùng ven biển, bãi sông thuộc các tỉnh từ Quảng Bình trở vào. Bộ phận dùng làm thuốc của cây gai chống là quả già, được thu hái vào mùa thu đông, phơi hoặc sấy khô.
Bài thuốc đông y trị bệnh hiệu quả từ cây gai chống
Thích tật lê có vị ngọt, để sống có tính bình, sao vàng cho cháy gai lại có tính ấm, có tác dụng bình can, tán phong, làm sáng mắt, thông huyết, giải độc, ích khí, trừ thấp, được dùng trong những trường hợp sau:
Chữa đau mắt lâu ngày, nhức mắt, hay chảy nước mắt
Cách sử dụng: thích tật lê tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 8g chia làm 2 lần sau mỗi bữa ăn. Dùng liền trong nhiều ngày.
Hoặc thích tật lê phối hợp với cúc hoa vàng, thảo quyết minh (sao vàng) mỗi vị 10g, giã nát, sắc uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa quáng gà
Cách sử dụng: thích tật lê, thảo quyết minh, sơn thù, sơn dược mỗi vị 16g; cúc hoa, kỷ tử, bạch thược, phục linh, trạch tả, đơn bì, thục địa mỗi vị 12g. Tất cả phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật làm viên. Ngày uống 20g, chia làm 2 lần.
Chữa suy nhược thần kinh
Cách sử dụng: thích tật lê 8g, phục linh 12g, hương phụ, uất kim, chỉ xác mỗi vị 8g, sắc uống ngày một thang.
Chữa di chứng tai biến mạch máu não
Cách sử dụng: thích tật lê 12g, câu đằng, hy thiêm mỗi vị 16g, thiên ma, bạch cương tằm, ngô đồng mỗi vị 12g, địa long 10g, nam tinh 8g. Sắc uống trong ngày.
Chữa loét mồm, viêm họng đỏ, sưng lợi, viêm chân răng có mủ
Cách sử dụng: Thích tật lê 20 – 30g tán nhỏ, nấu với 3 lần nước, cô thành cao rồi trộn với ít mật ong bôi làm nhiều lần trong ngày.
Hoặc thích tật lê, ngũ bội tử, mộc tặc, hắc phàn, khô phàn, tế tân, sinh địa, nhục quế, mỗi vị 20g, hoàng bá, thạch phàn, mỗi vị 4g. Tất cả phơi khô, tán bột rây mịn. Khi dùng, lấy ít bột xát vào chỗ viêm loét, để yên trong 5 – 10 phút, rồi súc miệng. Ngày làm 2 lần.
Chữa chàm
Cách sử dụng: thích tật lê 8g, thục địa, sinh địa, kinh giới mỗi vị 16g, đương quy, bạch thược, thương truật, phòng phong mỗi vị 12g, khổ sâm, thuyền thoái, bạch tiền bì mỗi vị 8g, sắc uống trong ngày.
Chữa viêm da thần kinh
Cách sử dụng: thích tật lê 12g, hà thủ ô, sinh địa 16g, đương quy, huyền sâm, kinh giới mỗi vị 12g, bạch cương tằm 8g, toàn yết 6g. Tất cả sắc uống.
Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh
Cách sử dụng: thích tật lê 12g, đương quy 10g, Sắc uống làm 2 lần.
Chữa khí hư
Cách sử dụng: thích tật lê 8g, thỏ ty tử 12g, tử uyển, phụ tử chế, hoàng kỳ, liên nhục, kim anh, khiếm thực mỗi vị 8g, nhục quế 4g, lộc nhung 2g. Sắc uống trong ngày.
Chữa đái dầm
Cách sử dụng: thích tật lê 8g, hoàng kỳ 12g, đương quy, bạch thược, phục linh, sơn thù, thăng ma, tang phiêu tiêu, ích mẫu, ích trí nhân, mỗi vị 8g. Các thầy thuốc khuyên nên Sắc uống ngày một thang.
Nguồn: thaythuoc.edu.vn