Bệnh phong thấp khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức vận động khó khăn. Để điều trị bệnh phong thấp, thầy thuốc Y học cổ truyền tư vấn một số bài thuốc dân gian sau.
- Bệnh hen suyễn – nguyên nhân và cách phòng bệnh
- Nên ăn gì để phòng và điều trị bệnh thoái hóa khớp?
- Cử động chân khi ngồi phòng ngừa bệnh động mạch?
Thầy thuốc Y học cổ truyền tư vấn bài thuốc điều trị bệnh phong thấp
Theo các thầy thuốc Y học cổ truyền, bệnh phong thấp là do cơ thể yếu đuối bị “Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt” thừa cơ xâm nhập kinh lộ, cơ nhục, khớp xương, làm tổn thương huyết mạch và tâm, đưa đến đau nhức, nặng nề, tê bại trong cơ thể, các khớp xương tay chân, sưng đỏ… bệnh nhân cảm thấy đau nhức vận động khó khăn.
Một số bài thuốc chữa bệnh phong thấp theo kinh nghiệm.
Đối với thể hàn thấp:
Với biểu hiện khớp gối đau mỏi, chân tay lạnh, cơ thể suy nhược, đi đứng chậm chạp, thầy thuốc YHCT Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tư vấn dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Kinh giới, huyết đằng, nam tục đoạn, bưởi bung mỗi vị 16g, tế tân, xuyên khung, cẩu tích, chích thảo, cà gai leo mỗi vị 12g; quế chi, thiên niên kiện, phòng phong mỗi vị 10g. Tất cả các vị cho vào ấm đổ 1 lít nước, sắc nhỏ lửa còn 400ml, chia 2 – 3 lần uống trong ngày, 10 ngày một liệu trình.
Bài 2: Xấu hổ, cỏ xước 20g; thổ phục linh, độc hoạt, đơn hoa mỗi 16g; hà thủ ô (chế) , rễ cúc tần, tục đoạn mỗi vị 2g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 1 lít nước, sắc nhỏ lửa còn 400ml, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.
Cây xấu hổ
Đối với thể phong thấp:
Với biểu hiện đau các khớp có cảm giác đau lan từ khớp này sang khớp khác, khó thở, toàn thân mệt mỏi… Thầy thuốc Y học cổ truyền (giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội) tư vấn người bệnh có thể dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Kinh giới, ngải diệp, thổ phục linh, độc hoạt, huyết đằng mỗi vị 16g. ngưu tất, xuyên khung, đan sâm, phòng phong, đương quy, bạch thược mỗi vị 12g, thục địa 10g. Tất cả các vị cho vào ấm đổ nước ngập thuốc, sắc nhỏ lửa còn 3 bát nước thuốc, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.
Bài 2: Kinh giới, hoài sơn, ngũ gia bì, nam tục đoạn, độc hoạt mỗi vị 16g, liên nhục, cẩu tích, hà thủ ô (chế), đơn hoa, hy thiêm mỗi vị 12g, phòng phong 10g, Tất cả các vị cho vào ấm đổ nước ngập thuốc, sắc nhỏ lửa còn 3 bát nước thuốc, chia 2 – 3 lần uống trong ngày, 10 ngày một liệu trình.
Nếu đau nhức âm ỉ ở các khớp mỗi khi thời tiết thay đổi, người bệnh ít ngủ, đi lại khó khăn, dùng một trong các bài thuốc Đông Y sau:
Bài 1: Thổ phục linh 20g, ngải diệp, kinh giới, trinh nữ mỗi vị 16g, ngũ gia bì, cẩu tích mỗi vị 12g, quế chi, thiên niên kiện mỗi vị 10g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 1 lít nước, sắc nhỏ lửa còn 400ml, chia 2 – 3 lần uống trong ngày, 10 ngày một liệu trình.
Bài thuốc chữa bệnh phong thấp từ cây cỏ xước
Bài 2: Nam tục đoạn 20g, thổ phục linh, rễ bưởi bung mỗi vị 16g, tang chi, xương bồ, rễ cỏ xước mỗi vị 12g, quế 10g, cam thảo 12g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 1 lít nước, sắc nhỏ lửa còn 400ml, chia 2 – 3 lần uống trong ngày, 10 ngày một liệu trình.
Bài 3: Cành dâu (tước vỏ xanh bên ngoài) 20g, rễ cỏ xước 16g, đậu đen một bát con, rễ gấc 12g, rễ cây lá lốt một nắm nhỏ. Cánh bèo cái (vặt bỏ rễ) một nắm. Các thứ trên thái nhỏ, sao vàng, úp nồi rang nóng xuống đất cho rút hết hơi nóng, sau đó cho bốn bát nước vào sắc cạn lấy một bát. Khi uống nên pha vào một thìa hoặc một chén rượu con. Uống xong nên ăn một bát cháo nóng và đắp chăn nằm nghỉ.
Nguồn: Sức khỏe đời sống.
Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tổng hợp.