Danh mục
Trang chủ >> Tin tức >> Những điều cần biết về các công dụng của cây hương thảo

Những điều cần biết về các công dụng của cây hương thảo

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cây Hương thảo có giá trị cao trong y học cổ truyền. Không chỉ được sử dụng làm gia vị mà còn dùng để chữa bệnh rất hiệu quả. Vậy vị thuốc này có các công dụng như thế nào?

Cây hương thảo cây dạ vị có hương thơm, có hoa cũng rất đẹp

Cây hương thảo cây dạ vị có hương thơm, có hoa cũng rất đẹp

GIỚI THIỆU VỀ CÂY HƯƠNG THẢO

Theo chia sẻ của bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn Cây Hương thảo, Tây dương chổi – Rosmarinus officinalis L., thuộc họ Hoa môi – Lamiaceae. Mùa hoa tháng 3-5.

Đặc điểm thực vật

  • Thân cây: Cây hương thảo là một loài thực vật thân thảo. Cây nhỏ, cao từ 1 – 2 mét. Cây phân thành nhiều nhánh và thường mọc thành bụi rậm. Toàn cây hương thảo có mùi thơm đặc trưng.
  • Lá cây: Lá cây thân thảo có màu xanh lục, hình dải. Lá cây có chiều dài khoảng 4cm, rộng khoảng 5mm. Mặt trên của lá nhẵn, mặt dưới có lông và lốm đốm trắng. Lá không có cuống lá và dai chắc.
  • Hoa: Hoa cây hương thảo có màu lam nhạt. Hương thảo còn cho hoa có màu tím cà. Hoa hương thảo xếp dọc ở các vòng lá. Hoa có kích cỡ 1cm.

Khu vực phân bố

Được phân bố ở các vùng như Bắc Phi, Tây Á, Nam Âu. Tại Việt Nam, cây hương thảo sinh sống được ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Hương thảo được trồng và mọc nhiều ở miền Trung và miền Nam.

Có thể trồng bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành.

Bộ phận dùng

Các bộ phận của cây hương thảo có thể dùng được đó là lá cây và phần ngọn cây.

Thu hái và sơ chế

Cây hương thảo thường được thu hái vào mùa hè. Sau khi thu hái, người thu hoạch sẽ rửa sạch, sau đó mang đi phơi khô hoặc sấy trước khi dùng.

Cây hương thảo có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người

Cây hương thảo có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người

CÁC CÔNG DỤNG CỦA CÂY HƯƠNG THẢO NHƯ THẾ NÀO?

Công dụng của cây hương thảo trong ẩm thực

Các đầu bếp trên thế giới đặc biệt ưa chuộng hương thảo trong nấu nướng, với các món chế biến từ thịt gà, cừu, bò hay cá không thể thiếu hương vị cay nồng tuyệt vời của lá gia vị này.

Lá hương thảo có mùi thơm rất đặc biệt, hơi hơi giống trà nhưng vị thì hơi giống hạt thông. Gia vị hương thảo đươc dùng để khử mùi hôi tanh của thịt (thịt lợn, thịt gà, thịt thỏ, thịt cừu), cá bằng cách vò nát hương thảo lấy nước để rửa.

Cây hương thảo làm gia vị trong món sườn nướng, hoa quả nướng… ở Pháp và các nước châu Âu, Địa trung hải thì Hương thảo là gia vị cực kỳ đặc biệt, hương thơm, vị đắng nhẹ rất quyến rũ. Gà cuộn nấm xốt rosemary mang hương vị đặc trưng với vị ngọt đậm đà của gà, vị thơm của nấm kết hợp với hương thảo cho món ăn ngon, lạ mang hơi thở của vùng Địa Trung Hải.

Thậm chí lá hương thảo có thể thay thế hành ngò để thêm kèm vào món bánh mì ăn sáng.

Khi dùng có thể giã nhỏ, vò lá nếu có lá tươi. Nếu không có lá tươi thì dùng lá khô cũng được vì không như húng tây, hương thảo hay dùng để hầm, ướp và nướng nên không nhất thiết phải là lá tươi.

Công dụng của cây hương thảo đối với sức khỏe

Hương thảo có mùi thơm dễ chịu, mùi thơm từ tinh dầu của nó có thể đuổi muỗi một cách tự nhiên mà không cần sử dụng các loại thuốc diệt muỗi có mùi khó chịu trên thị trường.

Bố trí chậu cây hương thảo trên bàn ăn, bàn làm việc, bệ cửa sổ,..đặt cây trong nhà vừa làm cảnh, vừa có tác dụng đuổi muỗi, mùi hương của nó có thể khuyếch tán trong phòng rộng đến 15m2.

Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng tinh dầu hương thảo để thoa vài giọt lên gối, mền, quần áo giúp cho muỗi không dám tới gần

Tinh dầu hương thảo có những tác dụng như: chống co thắt, làm ra mồ hôi, hạ nhiệt, giảm đau đầu, dịu đau, hưng phấn thần kinh, trợ tiêu hóa, lợi tiểu, giải độc, chống viêm, gia tăng bài tiết mật, làm thuốc bổ đắng…

Hương thảo có khả năng ức chế độc tố aflatoxine, một chất có thể gây ra bệnh ung thư, được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm thực phẩm dùng cho người và động vật, mà bị lên mốc.

Theo Y học cổ truyền, hương thảo có vị chát, mùi thơm nồng, tính ấm nóng, tác dụng bổ dưỡng, tăng cường sinh lực, hoạt huyết, tẩy uế trọc, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa.

Ngoài ra còn giúp lợi mật, lợi tiểu, nhuận trường, chống viêm sưng, chống oxy hóa, kích thích tuần hoàn máu lên não, giúp tăng cường trí nhớ và sự tập trung, giúp chống rụng tóc và mau mọc tóc, giúp khử trùng đường hô hấp và làm long đàm, dễ khạc đờm.

Ở châu Âu, người ta cũng dùng lá Hương thảo làm pommat và thuốcxoa trị thấp khớp và đau nửa đầu. Nước hãm (nấu một nắm lá trong ½ lít nước để chiết hết thuốc) dùng rửa các vết thương nhiễm trùng và lâu khỏi. Dùng trong nước hãm này dùng lợi tiểu và gây tiết mật.

Loại cây này có tác dụng giúp ngăn ngừa bệnh ung thư da và ung thư vú rất hiệu quả.

Công dụng của cây hương thảo trong làm đẹp

Chiết xuất hương thảo được cho vào xà bông, kem dưỡng da, các lotion và nước hoa với mùi hương. Lá hương thảo khô được dùng bỏ vào các gói tỏa hương thơm, nước tắm thảo dược, kem bôi mặt, nuớc xả và thuốc nhuộm tóc rất hiệu quả.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÂY HƯƠNG THẢO LÀM THUỐC

Cây hương thảo ngâm rượu

Dùng 200g lá hương thảo khô ngâm với 1 lít rượu trắng trên 40 độ, bảo quản trong chai thủy tinh đã được khử trùng, cất nơi khô ráo, tránh ánh nắng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2ml rượu thuốc pha với nước sôi để nguội

Tác dụng: giúp tăng cường sức khỏe, chữa căng thẳng thần kinh, tiêu hóa kém.

Cây hương thảo hãm thuốc:

Dùng 2 – 3g lá hương thảo khô hãm trong một tách nước sôi làm một liều. Ngày uống 4 – 5 liều. Hoặc dùng 20g lá khô (30g lá tươi) hãm với 500ml nước sôi, chia 4 – 5 lần để uống trong ngày.

Tác dụng giảm nhức đầu, tăng tuần hoàn máu, tăng huyết áp, giúp tăng tiết mật và lợi tiểu. Xoa nhẹ nước hãm thuốc này lên da đầu để tăng cường sự mọc tóc hoặc dùng để rửa các vết thương nhiễm trùng và lâu khỏ, rửa mắt 3 – 4 lần trong ngày khi bị viêm giác mạc nhẹ.

Nước sắc lá hương thảo dùng cho súc miệng, để chữa loét miệng và viêm tuyến nước bọt Tinh dầu hương thảo dùng xoa bóp giúp giảm đau cơ do thấp khớp, sưng đau do bong gân, pha vào nước tắm 3 – 4 giọt giúp sảng khoái tinh thần, thư giãn cơ thể, giảm stress.

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu những công dụng của bồ công anh đối với cơ thể

Bồ công anh, loại cỏ dại thường được dùng làm trà. Trong y học cổ …