Danh mục
Trang chủ >> Tin tức >> Mách bạn một số bài thuốc thuốc xoa bóp đau nhức xương khớp

Mách bạn một số bài thuốc thuốc xoa bóp đau nhức xương khớp

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Rượu thuốc là một chế phẩm của Y học cổ truyền có tác dụng chữa bệnh và bồi bổ cơ thể bên cạnh nhiều loại thuốc trị bệnh khác. Rượu thuốc được chia thành 2 loại chính là rượu thuốc được dùng để uống và rượu thuốc dùng để xoa bóp bên ngoài

Đau nhức xương khớp là bệnh lý phổ biến

Đau nhức xương khớp là bệnh lý phổ biến

BỆNH ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN

Trong YHCT, tất cả các bệnh đau nhức xướng khớp, dù nóng, đỏ, sung hay tê mỏi ở các khớp thì đều thuộc chứng Tý nghĩa là bế tắc không thông, dân gian gọi là phong thấp. Điều này có nghĩa bế tắc không thông, dân gian gọi là phong thấp.

Đông y cho rằng, nguyên nhân gây bệnh do sức đề kháng của cơ thể không đầy đủ nên các yếu tố gây bệnh cùng phối hợp xâm phạm đến kinh lạc ở cơ, khớp. Hậu quả là sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn, gây ra sưng đau, hoặc tê, mỏi, nặng ở một khu vực khớp xương hoặc toàn thân.

Một số người chính khí hư suy vì mắc bệnh lâu ngày hoặc do cao tuổi, các chức năng hoạt động cơ thể suy yếu nên khí huyết giảm sút, không nuôi dưỡng được cân mạch, gây thoái hóa khớp xương và đau. Vì vậy, khi chữa các bệnh về khớp, y học cổ truyền đều hướng tới lưu thông khí huyết ở gân, xương, đưa các yếu tố gây bệnh (phong hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài và phòng chống tái phát.

Sử dụng những bài thuốc xoa bóp để điều trị bệnh đau nhức xương khớp

Sử dụng những bài thuốc xoa bóp để điều trị bệnh đau nhức xương khớp

BÀI THUỐC RƯỢU XOA BÓP GIÚP ĐIỀU TRỊ ĐAU MỎI XƯƠNG KHỚP

Theo bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn một số vị thuốc y học cổ truyền ngâm trong bình hoặc lọ kín với rượu tốt, sau vài ngày là đã có được một thứ dược tửu để xoa bóp để phòng và trị các chứng đau mỏi gân xương, cơ khớp.

Nhưng cần phải biết chọn dùng những vị thuốc nào và phương cách chế biến ra sao thì mới mong có được những loại rượu xoa bóp vừa đơn giản lại vừa có hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là những bài thuốc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết như sau:

Bài 1: Đương quy 12g, sinh bán hạ 12g, sinh nam tinh 12g, khương hoạt 9g, sinh xuyên ô 9g, độc hoạt 9g, nhũ hương 6g, đào nhân 6g, hồng hoa 6g, tế tân 4,5g, tạo giác 4,5g, băng phiến 3g, bạch giới tử 3g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.000ml rượu trắng trong bình kín, sau 7 ngày là có thể dùng được.

Bài 2: Phụ tử chế 12g, mộc qua 10g, hồng hoa 10g, cẩu tích 10g, xuyên khung 10g, độc hoạt 10g, bạch chỉ 6g, tế tân 6g, chế xuyên ô 6g, tam thất 6g, địa long 3 con, ngô công 1 con, mã tiền tử 2 hạt. Các vị tán vụn, ngâm với 500ml rượu trắng, sau 7 đến 10 ngày là có thể dùng được.

Bài 3: Xuyên khung 50g, hạt tiêu 50g, đương quy 50g, đào nhân 20g, thảo ô 20g, hồng hoa 12g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.000ml rượu trắng, sau 3 ngày là dùng được.

Bài 4: Tang chi 30g, khương hoạt 15g, độc hoạt 15g, quế chi 15g, tần giao 15g, đương quy 15g, một dược 15g, nhũ hương 15g, dây đau xương 15g, mộc hương 15g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.500ml rượu trong bình kín, sau khoảng 7 ngày thì dùng được.

Bài 5: Đương quy 12g, huyết giác 12g, khương hoạt 12g, tần giao 12g, tô mộc 12g, độc hoạt 12g, mộc qua 10g, thiên niên kiện 10g, hồng hoa 8g, nhục quế 8g, ngải cứu 6g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.000ml rượu trắng, sau khoảng 7 ngày là có thể dùng được.

Các bài thuốc trên chỉ dùng xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không bị tổn thương. Lưu ý tuyệt đối không được uống. Trong các tài liệu y học cổ truyền có khá nhiều thông tin về chứng bệnh này, bạn có thể tham khảo thông tin từ các chuyên gia hoặc tự mình đến thư viện hoặc đăng ký học Trung cấp Y học cổ truyền để có thể biết nhiều hơn cũng như có những hiểu biết nhất định để có thể chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thầy thuốc Đông Y chia sẻ những loại thảo mộc giúp giảm đầy hơi

Đầy hơi là tình trạng khó chịu thường gặp, thường do vấn đề tiêu hóa, …