Danh mục
Trang chủ >> Khỏe Đẹp >> Công dụng trị bệnh loãng xương từ cây chùm ngây

Công dụng trị bệnh loãng xương từ cây chùm ngây

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trong đông y, Chùm ngây được xem là một cây thuốc quý được trồng khá nhiều ở nước ta được các bác sĩ Y học cổ truyền áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hữu ích và đặc biệt là bệnh loãng xương.

Công dụng trị bệnh loãng xương từ cây chùm ngây

Công dụng trị bệnh loãng xương từ cây chùm ngây

Cây chùm ngây điều trị loãng xương

Theo chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ tác dụng của cây chùm ngây vô cùng tốt đối với người loãng xương. Loại cây này với hàm lượng canxi và magie phong phú, cây chùm ngây trở thành một trong những loại thực vật có tác dụng tốt cho xương, giúp phòng ngừa loãng xương và thiếu hụt canxi. Chùm ngây tốt cho sụn, xương, cơ bắp và máu: hàm lượng protein trong chùm ngây nhiều ngang thịt. Do đó chùm ngây không chỉ là tin vui cho những người ăn chay vì giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt protein, mà nguồn protein chùm ngây cung cấp còn giúp xây dựng cơ bắp, xương, sụn, da và máu. Ngoài ra loại cây này còn có tác dụng ngăn chặn những căn bệnh như máu nhiễm mỡ, cholesterol tăng cao, ung thư,…. Hiện nay loại cây chùm ngây này rất được nhiều người dân sử dụng nhiều trong bữa ăn nhằm cung cấp dinh dưỡng.

Một số phương pháp khác phòng và điều trị bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương có thể điều trị bao gồm những biện pháp khác nhau như như: thuốc chống đau giãn cơ, vận động thể dục thể chất phù hợp (đặc biệt duy trì trọng lượng cơ thể, tập lưng thẳng, tập bụng). Đề phòng té ngã khi đi đứng, chế độ ăn hợp lý, giảm hoặc ngưng các yếu tố nguy cơ, sử dụng nẹp lưng chỉnh hình, sử dụng thuốc điều trị thích hợp. Chúng ta cũng biết rằng, cùng với tuổi tác , canxi cũng giảm từ từ một cách không tránh được, từ 20 tuổi đến 80 tuổi khối lượng xương mất theo tuyến tính khoảng 30 %. Ở phụ nữ nặng hơn vì thêm rối loạn sau mãn kinh, tỷ lệ có thể tới 40 % ở tuổi 80.

Bệnh loãng xương gây hậu quả xấu cho xương

Bệnh loãng xương gây hậu quả xấu cho xương

Chế độ ăn hàng ngày: Chế độ ăn cần cung cấp đủ năng lượng và đủ chất canxi. (thực phẩm giàu canxi là trứng, tôm, cua, sữa…). Trong điều kiện có thể, mỗi ngày nên uống 1/4 lít sữa tươi hoặc 2 hộp sữa chua. Chế độ ăn uống phù hợp, đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn bảo vệ xương chắc khỏe Liệu pháp vận động, không vận động nhất là bệnh nhân bị bất động tại giường sẽ làm nặng thêm tình trạng Bệnh loãng xương trong các đợt đau cấp đúng vào lúc cột sống xảy ra nên cột sống bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và dùng thuốc chống đau. Nhưng tránh bất động hoàn toàn. Cần phải vận động thụ động và chủ động các chi để duy trì vận động các khớp và cơ, phòng các biến chứng nằm lâu. Trường hợp có điều kiện , cho bệnh nhân vận động trong bể nước nóng. Việc vận động trong bể nước nóng bị chống chỉ định khi có một bệnh phủ tạng kết hợp với loãng xương. Mặc áo nịt ngực cứng hoặc nửa cứng giúp bệnh nhân dễ ngồi dậy nhưng chỉ trong một vài tuần sau khi bị nén cột sống. Ngoài cơn đau phải hướng dẫn bệnh nhân vận động nhẹ cột sống, thở nhẹ và sâu dần tránh vận động quá mạnh có thể gây gãy xương. Nếu có thể cho bệnh nhân bơi từng đoạn ngắn.

Nguồn: thaythuoc.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Những lợi ích và công dụng bất ngờ của gạo đen

Gạo lứt đen, hay còn gọi là “gạo cẩm” hoặc “gạo tím”, có màu tím …