Danh mục
Trang chủ >> Tây Y >> Công dụng, cách dùng và những điều cần lưu ý của thuốc kháng sinh Clarithromycin

Công dụng, cách dùng và những điều cần lưu ý của thuốc kháng sinh Clarithromycin

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Clarithromycin là thuốc gì? Thuốc Clarithromycin được sử dụng trong các trường hợp nào? Công dụng, cách dùng và những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Clarithromycin ra sao?

Thành phần

 Hoạt chất: Clarithromycin

 Là kháng sinh thuộc nhóm macrolid bán tổng hợp.

Dược lực học

Theo các Dược sĩ Cao đẳng DượcThuốc có tác dụng diệt khuẩn bằng cách gắn với ribosom của vi khuẩn gây bệnh, ngăn cản quá trình tổng hợp protein của chúng.

Clarithromycin có tác dụng trên các chủng vi khuẩn: Moraxella catarrhalis và Legionella sp., Chlamydia sp., Ureaplasma urealyticum, Mycobacterium avium nội bào, M. leprae, Toxoplasma gondii, Cryptosporidis, Haemophilus influenzae, H. pylori.

Dược động học

Hấp thu: Clarithromycin được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá. Mức hấp thu gần như không bị ảnh hưởng bởi thức ăn

Phân bố: Clarithromycin được phân bố rộng rãi và nồng độ trong mô vượt nồng độ trong huyết thanh do một phần thuốc được thu nạp vào trong tế bào. Chuyển hoá Thuốc chuyển hoá nhiều ở gan và thải trừ qua đường mật.

Thải trừ: Một phần được thải qua đường nước tiểu dưới dạng không bị chuyển hoá và dạng chuyển hoá. T1/2 của Clarithromycin khoảng 3 – 4 giờ khi người bệnh uống liều 250 mg/ lần x 2 lần/ ngày, và khoảng 5 – 7  giờ khi người bệnh uống liều 500 mg/lần x 2 lần/ngày, T1/2 kéo dài ở người bị suy thận.

Chỉ định, chống chỉ định

Chỉ định sử dụng thuốc Tây y  Clarithromycin

Điều trị bệnh cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Clarithromycin  dùng điều trị các nhiễm khuẩn gây ra bởi các loại vi khuẩn nhạy cảm. Cụ thể:

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Gồm các bệnh như viêm xoang, viêm họng;

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: Viêm phổi, viêm phế quản cấp và mạn tính;

Nhiễm khuẩn đường hô hấp mắc từ cộng đồng;

Nhiễm khuẩn da và mô mềm (từ nhẹ tới trung bình);

Thuốc Clarithromycin có thể dùng phối hợp với 1 thuốc ức chế bơm proton như lansoprazol hoặc omeprazol để điều trị nhiễm Helicobacter Pylori ở bệnh nhân bị loét dạ dày – tá tràng.

Chống chỉ định thuốc Clarithromycin

Dược sĩ CKI Lý Thanh Long giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ rằng Clarithromycin chống chỉ định với các trường hợp sau:

Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn cảm với Clarithromycin, các thành phần của thuốc hoặc các thuốc nhóm kháng sinh macrolid khác;

Bệnh nhân bị hạ kali máu

Bệnh nhân suy thận kết hợp suy gan

Người bệnh có độ thanh thải creatinin < 30ml/phút. Không thể điều chỉnh liều cho viên Clarithromycin 500mg ở những bệnh nhân suy thận nặng

Không được phối hợp dùng clarithromycin với ergotamin hay dihydroergotamine vì có thể gây ngộ độc nấm cựa gà

Không sử dụng đồng thời clarithromycin với  terfenadin vì có thể gây rối loạn nhịp tim, gây xoắn đỉnh hoặc rối loạn nhịp thất

Không sử dụng đồng thời clarithromycin với các loại thuốc ức chế men HMG- CoA (statin) chuyển hóa bởi CYP3A4 (gồm simvastatin hoặc lovastatin) vì có thể làm tang nguy cơ bệnh cơ, tiêu cơ vân. Nếu đang dùng các thuốc này, nên ngừng điều trị trong khi dùng clarithromycin;

Không sử dụng thuốc clarithromycin cho người bệnh đang dùng colchicin do ức chế mạnh CYP3A4.

Cách dùng và Liều dùng

Dùng thuốc Clarithromycin theo đường uống. Liều dùng như sau

Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên

Trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, da và mô mềm: Liều dùng 500mg, 2 lần/ngày trong 6 – 14 ngày;

Trị HP ở bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng: Điều trị trong 6 – 14 ngày với các lựa chọn sau:

Clarithromycin 500mg (2 lần/ngày) + lansoprazol 30mg (2 lần/ngày) + amoxicillin 1000mg (2 lần/ngày);

Clarithromycin 500mg (2 lần/ngày) + lansoprazol 30mg (2 lần/ngày) + metronidazol 400mg (2 lần/ngày);

Clarithromycin 500mg (2 lần/ngày) + omeprazol 40mg (2 lần/ngày) + amoxicillin 1000mg (2 lần/ngày) hoặc metronidazol 400mg (2 lần/ngày);

Clarithromycin 500mg (2 lần/ngày) + amoxicillin 1000mg (2 lần/ngày) + omeprazol 20mg/ngày;

Clarithromycin 500mg (3 lần/ngày) trong 14 ngày, dùng với omeprazol 40mg (1 lần/ngày) trong 28 ngày.

Với các đối tượng khác

  • Không dùng thuốc Clarithromycin 500mg cho trẻ dưới 12 tuổi;
  • Người cao tuổi có thể dùng các liều như người trưởng thành;
  • Bệnh nhân suy thận: Không cần điều chỉnh liều trừ người bệnh bị suy thận nặng (độ thanh thải creatinin dưới 30ml/phút);
  • Bệnh nhân suy gan: Cần điều chỉnh liều clarithromycin.

Tác dụng phụ của thuốc Clarithromycin

    Tác dụng phụ ít nghiêm trọng gồm:

  • Dạ dày khó chịu, nôn ói và tiêu chảy
  • Thay đổi vị giác, khó chịu trong miệng, thay đổi màu răng
  • Đau đầu
  • Ngứa da nhẹ hoặc phát ban
  • Ngứa hoặc tiết dịch âm đạo

    Tác dụng phụ gồm

  • Phản ứng dị ứng: Khó thở, phát ban, sưng mặt hoặc môi, lưỡi, họng
  • Đau đầu, chóng mặt, đau ngực, tim đập nhanh hoặc đập mạnh, khó thở, ngất xỉu
  • Tiêu chảy dạng nước hoặc có máu
  • Sốt, sưng hạch, đau nhức cơ thể, triệu chứng cúm hoặc ho mới xuất hiện hoặc tiến triển xấu
  • Phát ban da, dễ bầm tím hoặc chảy máu, tê, đau hoặc yếu cơ, ngứa dữ dội
  • Lú lẫn, nôn mửa, sưng phù, tăng cân nhanh, đi tiểu nhiều hơn bình thường hoặc bí tiểu
  • Gặp các vấn đề về thính giác
  • Dị ứng da nghiêm trọng bao gồm: Sốt, đau họng, rát mắt, sưng mặt hoặc lưỡi, đau ra, phát ban da đỏ hoặc tím lan rộng, phồng rộp, bong tróc.

    Tác dụng phụ nghiêm trọng về gan gồm

  • Sốt nhẹ, ngứa da
  • Buồn nôn, chán ăn, đau bụng trên
  • Vàng da hoặc vàng mắt;
  • Nước tiểu sẫm màu và phân có màu đất sét.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc chống trầm cảm: Những lưu ý khi sử dụng

Sử dụng cả thuốc chống trầm cảm và liệu pháp tâm lý là phương pháp …