Danh mục
Trang chủ >> Tây Y >> Thuốc Butorphanol là gì? Thành phần, liều dùng và tác dụng

Thuốc Butorphanol là gì? Thành phần, liều dùng và tác dụng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Butorphanol là một loại thuốc ức chế cảm giác đau bằng cách tác động lên hệ thần kinh của con người, tuy nó không phổ biến như các loại thuốc giảm đau khác. Vậy cơ chế hoạt động và công dụng của Butorphanol là như thế nào?

Thuốc Butorphanol là gì?

Butorphanol là một loại thuốc giảm đau chứa các thành phần có tiềm năng gây nghiện tương tự như morphine.

Cơ chế tác dụng thuốc Butorphanol

Cơ chế tác dụng của Butorphanol là tác động trực tiếp lên các khu vực cụ thể trong não bộ, giúp giảm đau hiệu quả.

Loại thuốc giảm đau này có thành phần gây nghiện có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc giảm đau gây nghiện khác và có thể gây ra hội chứng cai nghiện đối với những người sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện trong thời gian dài hoặc ở liều cao. Do đó, những bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc giảm đau gây nghiện ở liều cao hoặc sử dụng lâu dài nên hạn chế sử dụng Butorphanol.

Công dụng thuốc Butorphanol

Butorphanol được sử dụng để điều trị các cơn đau từ vừa đến nặng, bao gồm đau sau phẫu thuật, đau cơ, đau đầu và đau nửa đầu.

Các dạng bào chế của thuốc Butorphanol

Butorphanol có các dạng bào chế sau:

  • Dạng xịt mũi
  • Dạng tiêm: (tiêm bắp, tĩnh mạch

Hướng dẫn sử dụng thuốc Butorphanol

Đối với Butorphanol dạng xịt, bệnh nhân cần làm sạch mũi nhẹ nhàng trước khi sử dụng. Việc xịt thuốc cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ, và nắm rõ quy trình lắp đặt vòi xịt. Nếu vòi xịt không được sử dụng trong vòng 48 giờ, cần lắp lại trước khi sử dụng lại.

Mỗi lần xịt, chỉ nên xịt vào một bên mũi hoặc theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.Nếu sau 60-90 phút cảm giác đau không giảm, bác sĩ có thể hướng dẫn xịt lại bên mũi còn lại. Đôi khi, người bệnh có thể cần xịt hai lần vào cùng một lỗ mũi cùng lúc; trong trường hợp này, cần nằm xuống ngay sau khi xịt vì có thể gây chóng mặt hoặc choáng khi dùng liều cao.
Đối với Butorphanol dạng tiêm có thể tự tiêm tại nhà theo hướng dẫn của chuyên gia. Tuy nhiên, không bao giờ tự tiêm Butorphanol nếu không có sự hướng dẫn rõ ràng về cách thức tiêm, cách loại bỏ kim tiêm và các dụng cụ đã qua sử dụng.

Liều lượng của Butorphanol được quy định dựa trên tình trạng sức khỏe và phản ứng cá nhân của người bệnh, không nên tự ý tăng liều so với hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc thường có hiệu quả cao nhất khi sử dụng ngay khi xuất hiện các dấu hiệu ban đầu của cơn đau. Nếu chờ đợi đến khi cơn đau trở nên nghiêm trọng mới sử dụng thuốc, có thể làm giảm hiệu quả điều trị.

Liều dùng của thuốc Butorphanol

Butorphanol dùng trong gây mê

  • Trước mổ: Bắt đầu với liều 2 mg tiêm bắp, được tiêm 60-90 phút trước khi phẫu thuật.
  • Cân bằng quá trình gây mê: Bắt đầu với liều 2 mg tiêm tĩnh mạch ngay trước khi bắt đầu quá trình gây mê và/hoặc tăng liều từ 0.5 đến 1 mg trong quá trình gây mê.

Butorphanol dùng trong chuyển dạ

  • Khởi đầu với liều 1-2 mg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp một lần, có thể lặp lại mỗi 4 giờ để tăng hiệu quả giảm đau khi cần thiết.

Butorphanol giảm đau thông thường

  • Bắt đầu với liều 1 mg tiêm tĩnh mạch một lần, có thể điều chỉnh liều từ 0.5 đến 2 mg tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau.

Lưu ý rằng các liều và phương pháp sử dụng thuốc cụ thể phải được chỉ định và giám sát bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị.

Hiện tại, chưa có nghiên cứu cụ thể về hiệu quả và liều lượng của Butorphanol đối với trẻ em. Do đó, các bác sĩ thường phải cân nhắc giữa lợi ích điều trị từ Butorphanol và nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng thuốc này cho trẻ em. Quá trình đánh giá này bao gồm việc đánh giá tỷ lệ lợi ích/rủi ro dựa trên tình trạng cụ thể của từng trường hợp bệnh nhân trẻ.

Tác dụng phụ

Butorphanol có thể gây tụt huyết áp, đặc biệt là trong giờ đầu sau khi sử dụng, có thể dẫn đến chóng mặt, choáng váng và ngất xỉu. Người bệnh cần ngồi hoặc nằm xuống ngay sau khi sử dụng thuốc, không phụ thuộc vào phương thức sử dụng.

Butorphanol có thể dẫn đến hội chứng ngưng thuốc nếu sử dụng thường xuyên trong thời gian dài hoặc dùng với liều lượng cao. Triệu chứng của hội chứng ngưng thuốc bao gồm: bồn chồn, chảy nước mũi và mắt, khó ngủ, đau bụng, đau cơ, buồn nôn, nôn, thở nhanh, và nhịp tim nhanh. Để phòng ngừa tình trạng này, bác sĩ thường sẽ chỉ định giảm dần liều thuốc trước khi ngừng hoàn toàn. Do đó, người bệnh không nên tự ý ngưng thuốc hoặc điều chỉnh liều mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Mặc dù hiếm gặp, nhưng người bệnh có thể mắc chứng nghiện thuốc.

Khi sử dụng thuốc trong thời gian dài, có thể xảy ra tình trạng thuốc không còn hiệu quả như ban đầu (cơn đau vẫn tiếp tục hoặc trở nên nghiêm trọng hơn). Cần thông báo ngay với bác sĩ để điều chỉnh

Lưu ý khi sử dụng Butorphanol

Lưu ý khi sử dụng Butorphanol như sau

  • Tuyệt đối không uống rượu, hút thuốc lá hoặccác chất kích thích
  • Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ và không tùy ý tăng/giảm liều thuốc.
  • Đặc biệt cần chú ý nếu bệnh nhân đang hoặc từng sử dụng ma túy.
  • Butorphanol dạng xịt mũi có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, ngất xỉu, đặc biệt là trong thời gian đầu sau khi sử dụng.
  • Nếu vô tình sử dụng quá liều, cần gọi cấp cứu ngay lập tức hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
  • Trường hợp quên một liều bổ sung càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời điểm nhớ ra quá gần với thời điểm sử dụng liều kế tiếp, có thể bỏ qua và sử dụng liều tiếp theo bình thường. Không tự ý tăng liều
  • Bảo quản Butorphanol ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp, không để trong nhà tắm hoặc trong ngăn đá tủ lạnh, và để xa tầm tay của trẻ em.

Có thể bạn quan tâm

Công dụng và cách sử dụng thuốc Aminocaproic

Thuốc aminocaproic được sử dụng để điều trị các bệnh lý xuất huyết nghiêm trọng …