Thuốc Aspirin có công dụng gì? sử dụng thuốc có ảnh hưởng gì tới sức khỏe hay không là những điều quan tâm của rất nhiều người được gửi về chuyên mục hỏi đáp Y Dược thời gian qua.
- Đừng bao giờ bỏ qua những dấu hiệu này nếu bạn đang mắc bệnh thấp khớp
- Tiết lộ thông tin về những loại thuốc có thể gây nghiện đối với người sử dụng
- Một số loại thuốc gây dị ứng và những biểu hiện cảnh báo
Thông tin về thuốc Aspirin
Công dụng của thuốc Aspirin
Thuốc Aspirin cũng có tác dụng hạ sốt và giảm đau, từ cơn đau nhẹ đến đau vừa như đau cơ, đau răng, cảm lạnh thông thường, và nhức đầu, đau nhức do viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, đau dây thần kinh, điều trị nhức nửa đầu, cảm cúm thông thường như với thuốc Paraceramol. Thuốc cũng có thể được sử dụng để giảm đau và sưng do viêm khớp. Aspirin là một salicylate và là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Aspirin hoạt động bằng cách ngăn chặn một loại vật chất tự nhiên trong cơ thể giúp giảm đau và sưng hiệu quả.
Bên cạnh đó, sử dụng thuốc aspirin 81mg còn có công dụng ngăn ngừa máu đông, làm giảm nguy cơ đột quỵ và đau tim. Những bệnh nhân từng phẫu thuật tắc động mạch (như phẫu thuật đặt tim nhân tạo, cắt bỏ áo trong động mạch cảnh, đặt stent động mạch vành), sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng aspirin 81mg dưới dạng thuốc chống đông máu để ngăn ngừa sự hình thành các khối máu đông.
Cách sử dụng thuốc aspirin hiệu quả, an toàn
Một sinh viên đang học Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết, để sử dụng thuốc aspirin hiệu quả và bảo đảm không ảnh hưởng tới sức khỏe thì đầu tiên cần phải tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn trên bao bì thuốc.
Sử dụng thuốc với khoảng 250ml nước trắng, sau khi uống thuốc không được năm xuống ngay mà phải đợi ít nhất 10 phút. Trường hợp bị khó chịu dạ dày khi uống aspirin, bạn có thể uống thuốc với thức ăn hoặc sữa.
Nuốt toàn bộ viên bao (viên nén bao tan trong ruột). Không nghiền hoặc nhai viên thuốc vì điều này có thể khiến dạ dày bạn khó chịu hơn, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.
Về liều lượng và thời gian điều trị thuốc phải phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh. Không dùng thuốc nhiều hơn hoặc lâu hơn hướng dẫn trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Uống thuốc với liều hiệu quả thấp nhất.
Cần lưu ý không nên dùng aspirin hơn 10 ngày để tự điều trị cơn đau kéo dài hoặc hơn 3 ngày cho cơn sốt. Trong những trường hợp này, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp hơn.
Bên cạnh đó những đối tượng Quá mẫn với salicylat hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác, bị xuất huyết đường tiêu hóa, bệnh ưa chảy máu, các tình trạng xuất huyết khác, bị mắc bệnh hen, có tiền sử bệnh hen (do có nguy cơ phản ứng co thắt phế quản cao), bị chứng giảm tiểu cầu cấp độ nặng, trẻ em đang bị sốt do virút vì nguy cơ bị hội chứng Reye vì thuốc có thể tiến triển thành mê sảng và hôn mê.. tuyệt đối không được sử dụng thuốc aspirin.
Tác hại của việc lạm dụng thuốc aspirin
Việc lạm dụng thuốc aspirrin hay bất kỳ loại thuốc tây y nào khác đều tiềm ẩn rất nhiều hiểm họa khôn lường tới sức khỏe của người dùng, thậm chí còn đe dọa trực tiếp tới tính mạng. Chính vì điều đó mà việc sử dụng thuốc Aspirin hay bất kỳ loại thuốc nào khác đều cần phải có kiến thức và chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Aspirin
Theo như chia sẻ của giảng viên một trường Cao đẳng Y Dược trên địa bàn Hà Nội cho biết, mốt số biểu hiện khôn lường khi dùng quá liều thuốc aspirin có thể gây ra như: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng, phân màu đen, có máu, ho ra máu hoặc nôn mửa giống như bã cà phê, buồn nôn, nôn, đau dạ dày nghiêm trọng, sốt kéo dài hơn 3 ngày, dưng, đau kéo dài hơn 10 ngày, thính giác suy giảm, ù tai… Nếu sau khi sử dụng thuốc mà người bệnh xuất hiện một số triệu chứng như trên cần phải lập tức đưa người bệnh tới bệnh viện để kịp thời xử lý, tránh chần chừ sẽ đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Trên đây là một số thông tin về thuốc Aspirin, hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức cần thiết trong việc sử dụng thuốc Aspirin để điều trị bệnh an toàn và hiệu quả. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Nguồn: thaythuoc.edu.vn