Thời tiết chuyển mùa là thời điểm người dân dễ mắc những bệnh cảm lạnh cảm cúm. Bài viết sau được thầy thuốc Pasteur chia sẻ bài thuốc trị cảm cúm khi chuyển mùa hiệu quả đơn giản và dễ áp dụng.
- Chuyên gia YHCT Pasteur chia sẻ bài thuốc Đông Y trị bệnh trĩ
- Giảng viên Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ bài thuốc trị bệnh sốt xuất huyết
- Cây rau dệu với muôn vàn lợi ích cho sức khỏe của bạn
Thầy thuốc Pasteur chia sẻ cách trị cảm lạnh cảm cúm theo y học cổ truyền
Theo bác sĩ YHCT tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur Hà Nội thì trong Đông Y người ta sử dụng các cách trị bệnh cảm như sau:
- Cảm lạnh: Dùng những bài thuốc tân ôn giải biểu để phát tán phong hàn.
- Cúm: Dùng những bài thuốc tân lương giải biểu để phát tán phong nhiệt
Thầy thuốc Pasteur chia sẻ bài thuốc trị cảm cúm khi chuyển mùa như sau:
Trị cảm cúm bằng phương pháp xông
Thành phần cần có trong nồi xông với những loại lá:
- Lá có công dụng hạ sốt: lá tre, lá duối,…
- Nguyên liệu kháng khuẩn: ngải cứu, hương nhu…;
- Lá chứa tinh dầu bao gồm: vỏ bưởi, lá bưởi, bạc hà, tía tô, sả….
Phương pháp nấu nồi nước xông chuẩn và hiệu quả:
- Những loại lá xông mỗi loại một nắm, rửa sạch, cho vào nồi, đổ cho ngập nước, đậy vung kín đun sôi trong khoảng 2-3 phút. Đối với những loại lá thuộc nhóm lá chứa tinh dầu thì cho vào nồi sau khi nước đã sôi để tránh tinh dầu bay hết.
Phương pháp xông trị cảm cúm
- Bệnh nhân chuẩn bị sẵn chăn, khăn lau và quần áo để thay.
- Bệnh nhân mặc quần áo mỏng ngồi trên ghế hoặc giường.
- Đặt nồi nước xông trước mặt, chùm chăn kín người, mở vung để hơi nóng bay ra. Thỉnh thoảng lấy đũa khuấy cho hơi nóng tiếp tục bay lên.
- Thời gian xông thường kéo dài khoảng 15-20 phút tùy từng sức chịu đựng của mỗi người. Hạn chế xông lâu.
- Sau khi xông xong lau khô người, thay quần áo rồi đắp chăn nằm nơi kín gió.
Chú ý người già yếu, trẻ nhỏ không xông lâu. Hạn chế để ra quá nhiều mồ hôi. Sau khi xông xong nên ăn một bát cháo hành tía tô. Đối với bệnh nhân già yếu, mắc các bệnh mãn tính, suy nhược cơ thể… nên có người ngồi sau tránh bệnh bệnh bị ngã.
Trường hợp không có những loại lá để nấu nước xông có thể dùng tinh dầu chàm, khuynh diệp, quế, long não… để xông.
Sử dụng các loại lá trong xông trị cảm cúm
Dùng cháo để giải cảm
Cháo giải cảm thường là cháo trắng cho hành lá, tía tô và ăn lúc còn nóng. Sau ăn nằm đắp chăn để cho ra mồ hôi. Dùng cháo giải cảm rất tốt trong những trường hợp bị cảm không ra mồ hôi, sốt.
Châm cứu – xoa bóp bấm huyệt
Thầy thuốc YHCT tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết: Trong điều trị cảm cúm có thể châm cứu, xoa bóp bấm huyệt những huyệt hợp cốc, phong trì. Nhức đầu day bấm huyệt Bách hội, Thái dương. Ho nhiều day bấm huyệt Xích trạch, Thái uyên. Ngạt mũi day bấm huyệt Nghinh hương.
Đối với những trường hợp cảm lạnh có thể dùng phương pháp cứu ngải. Hơ điếu ngải vào những huyệt kể trên để gia tăng công dụng tán hàn.
Sử dụng gừng trong điều trị cảm cúm
Ngoài các cách mà website thaythuoc.edu.vn giới thiệu bên trên. Bạn đọc có thể tham khảo cách dùng trà gừng đơn giản như sau: Bệnh nhân có thể mua trà gừng ngoài hiệu thuốc hoặc tự pha chế trà gừng tại nhà.
Phương pháp pha trà gừng trị cảm lạnh cảm cúm:
- Nguyên liệu: 2 cốc nước lọc, 2 thìa đường trắng hoặc 1 thìa mật ong, 2 thìa gừng tươi nạo nhỏ giã nát
- Phương pháp pha: Đổ nước vào một chiếc chảo nhỏ, đun sôi nước. Cho gừng tươi giã nát vào một chiếc cốc, đổ nước sôi vào và thêm đường hoặc mật ong vào khuấy đều và uống khi còn nóng.
- Người bệnh nên uống vào buổi sáng, khi vừa bị nhiễm lạnh…
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên gặp bác sĩ và hỏi đáp Y dược trực tiếp với bác sĩ/ thầy thuốc để được thăm khám và hướng dẫn dùng các phương pháp trị cảm cúm hiệu quả nhất!
Nguồn: thaythuoc.edu.vn chia sẻ tổng hợp