Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Thầy thuốc đông y chia sẻ những bài thuốc quả óc chó

Thầy thuốc đông y chia sẻ những bài thuốc quả óc chó

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Được xem là loại quả nằm trong top những quả có giá trị dinh dưỡng cao. Quả óc chó còn mang lại những công dụng cũng như bài thuốc chữa trị thần kỳ trong Y học.

Quả óc điều trị chứng thận hư, đau mỏi gối

Thầy thuốc YHCT cho biết, óc chó có tên là hồ đào, hạch đào,… và có tên khoa học: Juglans regia L., họ óc chó (Juglandaceae). Cây hồ đào là cây di thực, có ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, nhưng không nhiều. Các nghiên cứu mới cho thấy, quả óc chó có tác dụng cải thiện hoạt động tim mạch, tăng cường miễn dịch và trao đổi chất, và được coi là “vị thần trong các loại thực phẩm”.

Theo Đông y, quả óc chó vị ngọt, ấm; vào thận, phế. Tác dụng bổ khí, nuôi huyết, nhuận táo, ôn phế, hóa đờm, định suyễn, ích mệnh môn, lợi tam tiêu. Dùng cho người bị thận hư, lưng đau mỏi, liệt dương di tinh, tiểu rắt buốt, tiểu đục cặn, táo bón, viêm da lở ngứa, eczema. Liều dùng: 10 – 30g/ngày, có thể sử dụng bằng cách nấu luộc, chưng, ninh hay ăn sống. Sau đây là một số bài thuốc điều trị bệnh từ quả óc chó, người bệnh có thể tham khảo:

Bài 1: Óc chó 30g, bổ cốt chỉ 100g, đỗ trọng 100g. Tất cả xay nhuyễn, làm viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g, uống với nước muối nhạt. Chữa đau lưng mỏi gối, làm đen râu tóc.

Bài 2: Óc chó 12g, ba kích 10g, ích trí nhân 8g, ô dược 8g, cẩu tích 8g. Sắc uống. Chữa thận lạnh, đau ngang lưng, liệt dương, tiểu buốt, rắt.

Bài 3: Óc chó 15g, trà búp 15g, hành sống 15g. Sắc uống nóng, xong đắp chăn cho ra mồ hôi. Trị sốt cảm phong hàn, đau đầu không có mồ hôi.

Món ăn bài thuốc điều trị bệnh từ quả óc chó

Ngoài việc sử dụng các bài thuốc, theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn người bệnh có thể tham khảo hoặc đổi khẩu vị bằng các món ăn bài thuốc từ quả óc chó như sau:

Mứt hồ đào: hồ đào nhân 150g, sơn tra tươi 50g, đường phèn 200g. Hồ đào nghiền trong nước thành dạng sệt loãng, sơn trà ép nghiền lọc lấy nước; thêm đường phèn, nấu tan đường và đun sôi là được. Ăn tùy ý. Dùng cho người bệnh viêm khí phế quản, ho khan ít đờm.

Kẹo hồ đào: hồ đào nhân 60g, bổ cốt chỉ 30g. Hồ đào nghiền nát, bổ cốt chỉ sao rượu, tán mịn khuấy với mật thành kẹo dẻo. Dùng tốt cho người viêm khí phế quản do hư hàn gây ho suyễn, đau mỏi lưng, thắt lưng.

Sirô hồ đào: hồ đào 3kg, rượu 5 lít, sirô dược dụng 1.500ml. Hồ đào nghiền vụn, cho rượu vào đun nóng, đậy kín, phơi nắng 20 – 30 ngày đến khi chuyển màu đen, lọc lấy rượu, thêm sirô, khuấy đều. Uống mỗi lần 10 – 20ml; ngày 1 – 2 lần. Dùng tốt cho người loét dạ dày – hành tá tràng (có thể ăn khi đau).

Hồ đào xào rau hẹ: hồ đào nhân 60g, thận lợn 1 quả, rau hẹ 250g, dầu vừng 30g. Hồ đào nhân đập dập; thận lợn rửa sạch, bóc màng, thái lát. Xào thận lợn với dầu vừng, nêm gia vị vừa ăn, cho rau hẹ. Thích hợp cho nam giới di tinh liệt dương.

Cháo hồ đào: hồ đào nhân 100g, gạo tẻ 100g vo sạch, nấu cháo ăn trong ngày; ăn liên tục 5 – 7 ngày. Trị tiểu buốt, tiểu có sạn sỏi.

Tuy rằng có nhiều công dụng chữa bệnh nhưng bác sĩ giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền khuyên những người có đàm nhiệt, hư nhiệt (viêm khí phế quản, hen suyễn nóng sốt ho đờm vàng dính, lòng bàn tay, gan bàn chân nóng…) không nên sử dụng để đảm bảo sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Xuyên Tiêu – Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Xuyên Tiêu, một loại thảo dược quý, từ lâu đã được biết đến trong y …