Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Những điều cần biết về vị thuốc Đông y Ma hoàng

Những điều cần biết về vị thuốc Đông y Ma hoàng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Ma hoàng có vị cay, đắng, tính ấm, tác dụng bình suyễn, khứ hàn, giải biểu và lợi niệu. Dược liệu này là thân phơi khô của cây Thảo ma hoàng, Trung ma hoàng hoặc Mộc tặc ma hoàng.thường được sử dụng trong bài thuốc chữa hen suyễn, viêm phế quản, cảm lạnh, cảm cúm, viêm cầu thận cấp.

Ma hoàng là thân phơi khô của cây Thảo ma hoàng, Trung ma hoàng hoặc Mộc tặc ma hoàng

Ma hoàng là thân phơi khô của cây Thảo ma hoàng, Trung ma hoàng hoặc Mộc tặc ma hoàng

Những thông tin cần biết về dược liệu Ma hoàng

Đặc điểm của cây ma hoàng

Mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetina Bge) có chiều cao khoảng 2m, thân mọc thẳng đứng, có màu xanh xám hơi trắng. Đốt dài 1 – 3cm, lá dài 2mm và có màu tím. Quả hình cầu, hoa đực và cái mọc khác cành.

Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Stapf) là cây thân thảo, chiều cao chỉ khoảng 30 – 70cm và thân mọc thẳng đứng. So với Mộc tặc ma hoàng, đốt của Thảo ma hoàng dài hơn, khoảng 3 – 6cm và trên thân có nhiều rãnh dọc. Lá mọc vòng từng 3 lá một hoặc mộc đối xứng, lá tiêu biến thành những vảy nhỏ. Đầu lá nhọn và cong, phía trên màu tro trắng và phía dưới có màu hồng nâu. Quả thịt có màu đỏ. Hoa đực cái mọc khác cành, tuy nhiên cụm hoa đực thường có nhiều hoa hơn (khoảng 4 – 5 đôi).

Trung ma hoàng (Ephedra intermedia Scherenk) có chiều cao và đốt dài tương tự như Thảo ma hoàng nhưng cành lớn hơn, đường kính khoảng 2mm. Trong khi đó, cành của thảo ma hoàng chỉ có đường kính khoảng 1.5mm.

Bộ phận dùng

Thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết, thân (bỏ đốt) của cây ma hoàng được sử dụng để làm thuốc. Chỉ chọn thứ thân có màu xanh nhạt, to, chắc, ít gốc, vị chát và đắng.

Thành phần hóa học

Ma hoàng chứa nhiều thành phần hóa học, bao gồm Ephedroxane, Ephedrine, Norephedrine, b-Terpineol, p-Hydroxebenzoic acid, Pseudoephedrine, Norpseudoephedrine, Methylpseudoephedrine, 2,3,5,6-Tetramethylpyrazine, Cinnaic acid, Protocatechuic acid,…

Tính vị

Vị cay, đắng, tính ấm.

Quy kinh

Quy vào kinh Phế, Bàng quang và Đại trường.

Một số bài thuốc sử dụng dược liệu ma hoàng

Thầy thuốc Đông y chia sẻ một số bài thuốc được sử dụng dược liệu Ma hoàng như sau:

Bài thuốc trị chứng ngoại cảm phong hàn (viêm đường hô hấp, cảm cúm, cảm lạnh)

  • Chuẩn bị: Hạnh nhân 6 – 12g, ma hoàng 6 – 12g, cam thảo 2 – 4g và quế chi 4 – 8g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc trị chứng ho suyễn

  • Chuẩn bị: Cam thảo 3g, hạnh nhân 10g và ma hoàng 6g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

Bài thuốc trị chứng ho suyễn, viêm phế quản cấp, viêm phổi cấp gây sốt cao, khát nước

  • Chuẩn bị: Cát cánh và hoàng cầm mỗi vị 12g, thạch cao 20g, bách bộ, cam thảo, ma hoàng và hạnh nhân mỗi vị 8g.
  • Thực hiện: Sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc trị hen phế quản kéo dài, viêm phế quản cấp và mãn tính, đờm loãng trắng, khó thở

  • Chuẩn bị: Bạch thược 12g, can khương, ma hoàng, chích cam thảo và quế chi mỗi vị 8g, ngũ vị tử, tế tân, bán hạ chế mỗi vị 6g.
  • Thực hiện: Sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc chữa viêm cầu thận dị ứng do lạnh, tiểu tiện sẻn, hơi suyễn, giợ gió, phù ở mặt và nửa người trên

  • Chuẩn bị: Sinh khương và ma hoàng mỗi vị 12g, đại táo 4 quả, thạch cao sống 24g, chích cam thảo 6g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc chữa viêm cầu thận cấp kiêm nhiễm trùng ngoài da

  • Chuẩn bị: Liên kiều, hạnh nhân và tang bạch bì mỗi vị 12g, sinh khương và ma hoàng mỗi vị 8g, xích tiểu đậu 20g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc chữa hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng

  • Chuẩn bị: Sinh khương 4g, thạch cao, cát căn và nhân trần mỗi vị 12g.
  • Thực hiện: Sắc uống.

Bài thuốc cầm mồ hôi

  • Chuẩn bị: Mẫu lệ 8g, ma hoàng căn (rễ ma hoàng), cam thảo, phù tiểu mạch, nhân sâm, quế chi mỗi vị 6g, đương quy và hoàng kỳ mỗi vị 12g, bạch truật 16g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc chữa ho suyễn

  • Chuẩn bị: Cam thảo 4g, khoản đông hoa và tang bạch bì mỗi vị 12g, ma hoàng, chế bán hạ mỗi vị 6 – 12g, hoàng cầm 8 – 12g, tô tử 6 – 8g, bạch quả (sao) 10 – 20g, hạnh nhân 6 – 8g và ma hoàng 6 – 12g.
  • Thực hiện: Sắc với nước uống, chia thành 2 lần uống trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng dược liệu ma hoàng

  • Không dùng dược liệu ma hoàng cho trường hợp phế hư kèm sốt cao, chứng biểu hư ra nhiều mồ hôi.
  • Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân cao huyết áp và suy tim.
  • Trong trường hợp không có dược liệu ma hoàng, có thể sử dụng mộc tặc thảo để thay thế.
  • Dược liệu kỵ Thạch vi và Tế tân.
  • Không dùng cho người bị thổ huyết, phụ nữ mang thai và cơ thể vốn khí hư, suy nhược.

Bác sĩ giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền khuyến cáo, Ma hoàng là một trong những vị thuốc quý hiếm, có nhiều công dụng hữu ích đối với quá trình điều trị các bệnh lý về phế và thận. Tuy nhiên do tác dụng phát hãn mạnh nên bạn cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng dược liệu này.

Có thể bạn quan tâm

Cây Ba gạc: Vị thuốc quý chữa cao huyết áp

Ba gạc là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền, có tác …