Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Thạch tùng răng cưa: Vị thuốc chữa trị sa sút trí tuệ

Thạch tùng răng cưa: Vị thuốc chữa trị sa sút trí tuệ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trong thời gian gần đây, Thạch tùng răng cưa – một loại cây, đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dùng qua các bài báo, nhấn mạnh đến những hiệu quả và lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe. Với thành phần chính là Huperzine A (HupA), có tiềm năng trong việc điều trị suy giảm trí tuệ. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức đã đưa loài cây này vào nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy, liệu Thạch tùng răng cưa thực sự có những tác dụng như thế nào?

Hình ảnh cây Thạch Tùng răng cưa

Đặc điểm chung

Tên gọi khác: Cây chân sói.

Tên khoa học: Huperzia serrata , họ: Lycopodiaceae.( Thạch Tùng)

Mô tả thực vật

Theo các Dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trung – giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Thạch tùng răng cưa là một loài cây thân thảo lâu năm, cao từ 15 đến 50 cm, thường mọc gần với dương xỉ, phát triển ở vùng đất ngập nước và rừng ở hầu hết Trung Quốc và phía bắc Việt Nam, khu vực từng là một tỉnh của Đế quốc Trung Hoa, được biết đến với tên là Giao Chỉ từ năm 111 trước Công nguyên đến năm 939 sau Công nguyên.

Thạch tùng răng cưa có thân thẳng hoặc mọc đối, cao từ 15 đến 50 cm, đường kính từ 1,5 đến 3,5 mm. Thân thường có lá rộng từ 1,5 đến 4 cm, phân nhánh 2 đến 4 lần, thường có củ ở phần trên. Trên thân cây có những vẩy màu trắng xếp lên nhau, tạo hình dạng giống chân con chó sói, do đó cây này còn được gọi là cây chân sói theo tên gọi dân gian.

Lá của Thạch tùng răng cưa thường thưa, mọc vuông góc với thân, có bề mặt láng bóng, hình dạng hẹp elip, thuôn rõ về phía gốc, thẳng, có kích thước từ 1 đến 3 cm chiều rộng và từ 1 đến 8 mm chiều dài, mỏng như da, mặt trên và mặt dưới đều nhẵn, gân giữa nổi rõ, mép lá thẳng và không giòn, có răng không đều, đỉnh lá nhọn, có thể thô hoặc nhỏ. Xem thêm chi tiết thông tin học liên thông Bác sĩ Y học cổ truyền

Bông nhỏ và nhiều, treo dày đặc ở đầu các cành nhỏ, có màu nâu nhạt.

Có túi bào tử gần như hình cầu và có 2 mảnh vỏ không đều nhau.

Lá và Cây thạch tùng răng cưa

Phân bố

Thạch tùng răng cưa có sự phân bố rộng rãi ở Nam Á, Ấn Độ và Bắc Mỹ. Được biết đến như một loại thảo mộc truyền thống và là nguồn dược liệu có nguy cơ tuyệt chủng ở Trung Quốc, Thạch tùng răng cưa đã thu hút sự chú ý đặc biệt vì khả năng sản xuất Huperzine A (HupA). Tuy nhiên, thực tế cho thấy Thạch tùng răng cưa sinh trưởng rất chậm, với vòng đời dài, dẫn đến năng suất thấp và hầu như không được nuôi trồng trong điều kiện tự nhiên hiện nay.

Ở Việt Nam, Cây thảo dược này chỉ được phát hiện ở các vùng núi cao trên 1.000 m, như Sa Pa -Lào Cai và Đà Lạt – Lâm Đồng. Thường thì loại cây này sống dưới tán của các loại cây khác.

Bộ phận sử dụng

Toàn cây trên mặt đất, có thể dùng tươi hoặc sấy khô để bảo quản lâu dài.

Thành phần hoá học

Thành phần hóa học chủ yếu là Huperzine A, một loại alkaloid. Được chiết xuất lần đầu bởi các nhà khoa học Trung Quốc vào năm 1948, Huperzine A đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc về tác dụng của Huperzine A trong việc chữa trị các bệnh về suy giảm trí nhớ, bao gồm Alzheimer ở người già, đã được công bố chính thức và làm nổi bật tác dụng của chất này

Tác dụng – Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, Thạch tùng răng cưa có vị đắng và hơi ngọt, tính bình.

Được trích từ “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi, cây này được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như trĩ, tiểu ra máu, chấn thương, sưng đau, và mụn đầu đinh…

Thạch tùng răng cưa là loài quý hiếm, được nghiên cứu và bảo tồn trong chương trình phát triển gen cây thuốc. Nó được coi là thần dược ở phương Tây và thường được sử dụng trong các thực phẩm chức năng.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, nó được sử dụng để lưu thông máu và giảm đau.

Ngày nay, sự phổ biến của các loại thuốc thảo dược đang tăng trên toàn thế giới. Y học cổ truyền Trung Quốc đang tập trung vào nghiên cứu về huperzine A (HupA), một lựa chọn tiềm năng trong điều trị một số rối loạn cấp tính và mãn tính.

Theo y học hiện đại

  • Chữa trị rối loạn nhận thức và để giảm bớt bệnh thần kinh

Theo y học hiện đại, Huperzine A được chiết xuất từ thảo mộc Thạch tùng răng cưa, dùng như chất bổ sung để cải thiện chức năng não. Huperzine A có thể bảo vệ các tế bào thần kinh và đã được nghiên cứu trong điều trị bệnh Alzheimer và suy giảm trí tuệ ở Châu Á.

Nghiên cứu chủ yếu dựa trên chiết xuất huperzine A, có khả năng ức chế acetylcholinesterase và có thể giúp cải thiện chức năng nhận thức ở bệnh nhân sa sút trí tuệ mạch máu. Tuy nhiên, dữ liệu lâm sàng vẫn còn hạn chế và cần thêm nghiên cứu để đánh giá hiệu quả và an toàn của nó.

  • Chữa trị bệnh nhược cơ

Huperzine A cũng có thể được sử dụng để điều trị bệnh nhược cơ trong trường hợp mắc bệnh thần kinh cơ.

  • Giảm các tác dụng phụ của hóa trị liệu

Huperzine được sử dụng bởi một số bệnh nhân ung thư để giảm tác dụng phụ của hóa trị liệu và giảm đau, tuy nhiên không có bằng chứng lâm sàng chứng minh tính an toàn và hiệu quả của việc sử dụng này. Nó có thể tương tác với nhiều loại thuốc và gây ra tác dụng phụ nhẹ.

  • Giúp kiểm soát đường huyết & Bảo vệ gan:

Huperzine cũng có thể cải thiện kiểm soát đường huyết, ức chế viêm, tăng biểu hiện yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não và hạn chế stress oxy hóa.

Trong một mô hình chuột bị tổn thương tái tạo máu do thiếu máu cục bộ ở gan, huperzine đã bảo vệ gan bằng cách chống oxy hóa, chống viêm và chống chết tế bào.

Những bài thuốc kinh nghiệm

  • Chữa trị bệnh trĩ, đại tiện ra máu, tiểu ra máu

Dùng 6g – 8g cây khô.

Đem Rửa sạch cây thuốc, đun cùng 500ml nước, đun cạn để lấy 300ml nước,

Chia thành 2 lần uống/ ngày. Nếu có lá tươi, giã nát và đắp vào hậu môn cho người bị trĩ.

  • Chữa trị chấn thương, nhọt đầu đinh

Lấy một nắm thân lá tươi.

Đem Giã nát cây tươi và đắp lên vùng bị chấn thương, bầm tím và nhọt độc.

  • Cải thiện trí nhớ, hỗ trợ chữa trị bệnh Alzheimer

Lấy 6g thạch tùng răng cưa khô, 500ml nước sôi, 01 bình giữ nhiệt.

Rửa cây thuốc qua nước sạch, đặt vào bình và tráng qua nước sôi, thêm khoảng 350ml nước sôi vào bình, đậy kín nắp và ủ trong khoảng 20 phút.

Uống nước hãm này thay nước hàng ngày như một loại trà.

  • Tổn thương do đòn ngã

Sử dụng 3-6g thạch tùng răng, sắc uống.

Đồng thời, giã cây tươi và đắp ngoài vùng bị tổn thương.

  • Chữa Đinh nhọt và viêm mủ da

Sử dụng thạch tùng răng, bán liên liên, tử hoa địa đinh, vẩy rồng, đều dùng tươi, lượng bằng nhau.

Giã ra và thêm giấm, sau đó đắp vào phần bị đau.

Những lưu ý khi sử dụng

Theo giảng viên tại trường Cao đẳng Dược Hà Nội, Huperzine có thể tăng nguy cơ tác dụng phụ khi sử dụng cùng với thuốc ức chế acetylcholinesterase như donepezil, galantamine hoặc rivastigmine. Nó cũng có thể gây ra triệu chứng bệnh Parkinson khi kết hợp với thuốc ức chế thụ thể dopamine D2. Với thuốc chẹn kênh canxi hoặc thuốc đối kháng beta adrenergic, Huperzine có thể làm giảm nhịp tim.

Phản ứng phụ nhẹ có thể bao gồm buồn nôn, khát nước, đau bụng, chán ăn, chóng mặt, nôn mửa, táo bón, tiêu chảy, mất ngủ, dễ kích động, hiếu động thái quá, đổ mồ hôi, nhịp tim chậm, buồn ngủ, tắc mũi, và sưng tấy.

Vị thuốc có thể gây độc tố nếu sử dụng với liều cao, vì vậy không sử dụng quá liều quy định.

Cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, và trẻ nhỏ. Bệnh nhân viêm gan giai đoạn đầu và ung thư phổi không nên sử dụng.

Từ các thông tin trên đã cho ta thấy Thạch tùng răng cưa đáng được coi là “thần dược” trong việc chữa trị các bệnh teo não và sa sút trí tuệ và một số bệnh lý khác. Không chỉ riêng Thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata), mà cả các loài khác thuộc chi Huperzia cũng chứa các alkaloid dạng lycopodium (huperzine) ở tỉ lệ cao. Điều này mở ra triển vọng phong phú cho nguồn dược liệu điều trị các bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay chúng đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng do việc thu thập về mục đích trồng làm cảnh. Các nhóm nghiên cứu trong nước đang tiến hành nghiên cứu chiết xuất Huperzin A từ các loài cây râu rồng. Để đảm bảo an toàn trong khi sử dụng, người dùng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Có thể bạn quan tâm

Xuyên Tiêu – Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Xuyên Tiêu, một loại thảo dược quý, từ lâu đã được biết đến trong y …