Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Những bộ phận cơ thể có thể thay thế được

Những bộ phận cơ thể có thể thay thế được

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cơ thể con người rất dễ bị tổn thương và không có khả năng tự tái tạo lại. Từ lâu các Thầy thuốc đã tích cực nghiên cứu về lĩnh vực tái sinh bộ phận cơ thể người. Vậy những bộ phận nào trên cơ thể có thể thay thế được?

  1. Da điện tử siêu nhạy

Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể con người. Nó trực tiếp bảo vệ chúng ta khỏi các vi sinh vật và tạo thành tuyến phòng ngự đầu tiên của cơ thể. Bình thường, da là cơ quan đầu tiên bị tổn thương khi cơ thể gặp chấn thương. Zhenan Baohas, Trường đại học Stanford, nghiên cứu trong lĩnh vực da tổng hợp và đã thành công trong việc chế tạo một loại vật liệu siêu nhạy có thể được sử dụng thay cho các vạt da và mảnh ghép da để che phủ vùng da bị tổn thương. Loại vật liệu này sở hữu một lớp đàn hồi, khiến nó có thể co giãn. Nó có các bóng bán dẫn và các tế bào năng lượng mặt trời đàn hồi giúp duy trì hình dạng và chức năng.

Da điện tử có thể được sử dụng thay cho các vạt da và mảnh ghép da

  1. Tim đập trong ống nghiệm

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về tế bào gốc nhằm sản xuất các tế bào tim trong một thời gian khá dài. Mới đây họ đã có một bước đột phá khi đã có thể sản xuất được mô tim có khả năng tự đập. Nhóm các nhà khoa học Trường đại học Pittsburgh sử dụng tế bào gốc từ da như các tế bào tiền thân nguyên phát để tạo thành mô này .

  1. Tay giả có khả năng cảm nhận xúc giác

Nhiều người hẳn đã biết về tay giả nhân tạo có sẵn trên thị trường hiện nay. Chúng có khả năng cầm nắm vật thể, nhưng không có khả năng cảm nhận đồ vật khi sờ mó. Tin tức Y Dược cho biết, các nhà khoa học từ Trường đại học Chicago đã đưa ra giải pháp cho vấn đề này. Họ đã chế tạo được bàn tay giả có thể gửi tín hiệu điện não và cho cảm giác xúc giác. Các thí nghiệm trên khỉ cho kết quả khá tốt. Công nghệ mới sẽ sớm có mặt trong các loại tay giả nhân tạo.

  1. Chân giả điều khiển bằng ý nghĩ

Chân giả thường được sử dụng bởi những người tàn tật có nhược điểm là chúng không có các kết nối thần kinh với cơ thể. Điều này khiến người sử dụng thực sự gặp khó khăn khi đi lại. Hiện nay các nhà khoa học đã có thể phát triển loại chân giả được điều khiển bằng ý nghĩ. Zac Vawter, ở Mỹ, đã trở thành người đầu tiên đã được lắp loại chân giả bionic có thể đọc các tín hiệu từ não và cử động phù hợp.

thay-thuoc1

  1. Não người tí hon

Các nhà khoa học Áo đã tạo ra bộ não tương tự như ở bào thai 9 tuần tuổi. Những bộ não tí hon này có kích thước của một hạt đậu. Hiện chúng chưa có khả năng suy nghĩ. Trở ngại chính trên con đường lớn lên của những bộ não này là thiếu nguồn cung cấp máu. Bước đầu, những bộ não tí hon này sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu các bệnh lý ở não.

Có thể bạn quan tâm

Tác hại của khí thải NOx đối với sức khỏe là gì?

Khí thải nitơ oxit (NOx) bao gồm chủ yếu là nitơ oxit (NO) và nitơ …