Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Ngải cứu – vị thuốc tuyệt vời cho sức khỏe

Ngải cứu – vị thuốc tuyệt vời cho sức khỏe

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Dân gian cho rằng lá ngải cứu giống như ‘thần dược’ cho phụ nữ vì có khả năng điều hòa kinh nguyệt, làm ấm tử cung và an thai. Ngoài ra, ngải cứu cũng được xem là biện pháp giúp giảm đau bụng và rối loạn tiêu hóa từ việc ăn đồ lạ, được gọi là ‘lạnh bụng’ trong tư duy dân gian.

Công dụng lá ngải cứu với sức khỏe

Theo giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Thường thì người ta sử dụng lá và cành ngải cứu để đun thành nước uống, hầm cùng thực phẩm, làm điếu ngải hoặc chườm ngải cứu. Các món ăn và canh trong bữa ăn hàng ngày thay đổi tùy theo khẩu vị: từ gà được nấu cùng ngải cứu, chân giò hầm với ngải cứu, tim hầm với hạt sen và ngải cứu, trứng hấp hoặc rán cùng ngải cứu, đến canh ngải nấu trứng, đậu phụ xào với ngải cứu. Canh ngải nấu cùng cá diếc mang hương vị ngọt thanh của cá hoà với vị đắng nhẹ và hương thơm đặc trưng của lá ngải cứu.

Đối với người bị đau xương khớp hoặc sưng khớp do gout, có thể sử dụng lá ngải cứu tươi rang với muối, sau đó gói kín và chườm đắp lên vùng cơ xương khớp đau hay co cứng để giảm đau hiệu quả.

Còn với người chơi thể thao, khi gặp chấn thương bong gân, chỉ cần giã dập lá ngải cứu tươi hoặc lá khô, sau đó tẩm rượu và bó vào vị trí bị chấn thương, thực hiện mỗi ngày một lần.

Nếu vùng bị bong gân có hiện tượng đau và sưng tấy, có thể bó 2 lần trong ngày. Nếu không có rượu, có thể thay thế bằng giấm với hiệu quả tương tự.

Với tác dụng trị cảm cúm, kháng viêm và diệt khuẩn, trong mùa dịch COVID-19 căng thẳng gần đây, ngải cứu thường được kết hợp với lá khuynh diệp và vỏ bưởi, sau đó đun sôi và xông khoảng 10-15 phút.

Tinh dầu ngải cứu thường được sử dụng để massage chữa đau cổ, vai, gáy và các vị trí khớp đau, giúp giảm nhức mỏi hiệu quả. Ngoài ra, có thể xoa lên thái dương để giảm đau đầu. Hoặc có thể sử dụng ngải cứu phơi khô, phối hợp với các loại thảo mộc khác như hoa cúc, hoa oải hương, bạc hà để làm gối, giúp giảm đau nhức ở cổ, vai, gáy và cột sống.

Những người không nên dùng ngải cứu

Theo giảng viên tại trường Cao đẳng Dược Hà Nội, Mặc dù lá ngải cứu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng cần lưu ý một số trường hợp không nên sử dụng:

  • Người có tiền sử viêm gan: Tinh dầu có trong lá ngải cứu có thể gây rối loạn chuyển hóa tế bào gan, dẫn đến viêm gan cấp tính, viêm gan vàng da, hoặc làm gan to. Vì vậy, những người có tiền sử viêm gan nên hạn chế sử dụng lá ngải cứu.
  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu: Trong giai đoạn này, phụ nữ nên tránh ăn ngải cứu để giảm nguy cơ sảy thai.
  • Người bị rối loạn đường ruột cấp tính, xơ vữa động mạch, sỏi thận: Những người này cũng không nên tiêu thụ ngải cứu.

Khi đã hiểu rõ các công dụng của ngải cứu, bạn có thể áp dụng chúng trong cuộc sống để tận hưởng lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng cần nhớ tuân thủ các hạn chế sử dụng đối với những trường hợp trên.

Nguồn: thaythuoc.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Lá đu đủ – Khám phá những lợi ích sức khỏe bất ngờ

Lá của cây đu đủ được biết đến với việc chứa nhiều loại hợp chất …