Dược liệu sinh địa có công dụng điều trị ho, điều hòa kinh nguyệt, giúp bồi bổ sức khỏe,… Tuy nhiên để phát huy hết hiệu quả, dược liệu sinh địa cần được sử dụng đúng cách và đúng liều lượng… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về loại dược liệu này.
- CÔNG DỤNG CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CƠ THỂ
- Thầy thuốc chia sẻ một số bài thuốc Đông y trị bệnh từ cây Đơn Buốc
- Một số món ăn bài thuốc điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả
- Đặc điểm thực vật cây sinh địa
Cây sinh địa thuộc họ cỏ chồi, cây còn có tên gọi là địa hoàng. Ở nước ta, cây sinh địa được trồng nhiều tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Cây sinh địa là loài cây thân thảo, cây sống được lâu năm. Thân cây sinh địa cao từ 40 – 50 cm, thân có nhiều đốt ngắn, từ đốt sẽ mọc ra các lá phân kiểu lá đơn, mép lá bên ngoài có hình răng cưa, chiều dài lá từ 3 – 15 cm, bề rộng khoảng 3 cm. Mặt trên của lá có lớp lông mềm màu trắng nhạt.
Rễ sinh địa khi già sẽ phát triển thành củ. Trung bình củ sinh địa có thể dài 20 cm, đường kính trên 3 cm. Lớp vỏ bên ngoài củ có màu hồng và lõi bên trong có màu vàng nhạt. Từ ngọn cây sẽ mọc ra từng chùm hoa. Hoa sinh địa có 5 cánh, cánh hoa có màu hơi tím sẫm, mặt trong cánh hoa có màu vàng. Tháng 3 – tháng 4 là thời gian hoa nở rộ.
Hình dáng cây sinh địa
- Công dụng điều trị bệnh của dược liệu sinh địa
Theo Giảng viên Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội: Củ sinh địa chính là bộ phận giá trị nhất của cây, từ củ sẽ chế biến thành nhiều bài thuốc trị bệnh.
Trong Đông y, dược liệu sinh địa có vị ngọt và mang tính hàn. Sinh địa có nhiều công dụng khác nhau có thể kể đến như: giúp bổ gan thận, bổ máu và lưu thông khí huyết, điều trị ho mạn tính, chữa cảm sốt, mất nước, giúp thanh nhiệt cơ thể, trị mụn nhọt, rối loạn tiêu hóa, trị tiêu chảy, hỗ trợ cầm máu. Dùng sinh địa tán sắc lấy nước uống hoặc có thể tán mịn thành bột, vo viên. Dùng không quá 20 gam/ngày, liều lượng sẽ thay đổi tùy từng bài thuốc cụ thể.
Củ sinh địa là bộ phận có giá trị nhất của cây
Trong Tây y, thành phần hóa học của sinh địa có chứa glucosid, glucoza và caroten. Sinh địa có tác dụng cầm máu, ngừa suy giãn tĩnh mạch, giúp điều hòa đường huyết, điều hòa nhịp tim, bảo vệ hệ thần kinh, trị bí tiểu, tăng cường miễn dịch.
- Phương pháp chế biến dược liệu sinh địa
Rễ cây sinh địa phân nhiều nhánh do đó sẽ cho được rất nhiều củ, khi củ phát triển lớn có chưa nhiều thịt và nhựa, lúc này củ có vỏ vàng và mỏng. Trong quá trình thu hoạch để kiểm tra chất lượng, củ sinh địa thường được ngâm xuống nước. Với những củ đạt chất lượng sẽ chìm xuống nước và xếp vào nhóm địa hoàng. Củ không đạt chất lượng sẽ nổi lên mặt nước và xếp vào nhóm thiên hoàng. Trường hợp đặc biệt, nhóm nhân hoàng là những củ vừa nổi vừa chìm trong nước.
Trong 3 nhóm vừa kể, chỉ có nhóm địa hoàng được sử dụng dùng làm thuốc. Quy trình bào chế: chọn 6 phần sinh địa có kích thước to mập đem đi phơi khô trong 10 phần cần chế biến, 4 phần sinh địa còn lại đem giã nát và ngâm cùng 300 ml rượu trắng. Sau đó dùng phần nước ngâm đem ướp vào 6 phần sinh địa đã được phơi khô rồi đem phơi khô lần 2. Khi cần sử dụng đem sinh địa ủ một ngày và thái mỏng thành từng miếng.
Củ sinh địa sau khi được chế biến
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng dược liệu sinh địa
Dược liệu sinh địa có nhiều công dụng để điều trị bệnh tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách, không đúng liều lượng hay lạm dụng phối hợp với những dược liệu khác một cách bừa bãi sẽ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Khu dùng dược liệu sinh địa để trị bệnh cần lưu ý một số điều như sau:
- Cần sử dụng ở liều lượng phù hợp
Tùy từng bài thuốc cụ thể mà khối lượng sinh địa cần dùng sẽ thay đổi khác nhau nhưng chỉ nên sử dụng từ 10 – 20 gam sinh địa/ ngày. Đừng nghĩ rằng sử dụng càng nhiều thì công dụng càng cao ngược lại nếu quá liều sẽ gặp phải những tác dụng phụ và không phát huy được công dụng của sinh địa.
- Tuyệt đối không phối hợp bừa bãi với những dược liệu khác
Cụ thể sinh địa và lai phục là hai loại dược liệu tương kỵ với nhau do đó không được phối hợp cùng nhau.
- Những đối tượng không dùng được sinh địa
Phụ nữ đang mang thai, người đang bị đầy hơi, ăn uống khó tiêu, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng… là những đối tượng chống chỉ định dùng sinh địa.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ và nhân viên y tế
Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay, Trước khi sử dụng sinh địa để điều trị bệnh cần thăm khám sức khỏe và tham khảo ý kiến bác sĩ hay nhân viên y tế. Trong quá trình sử dụng sinh địa nếu có những dấu hiệu bất thường, cần ngừng sử dụng và đến cơ sở y tế để thăm khám.
Tóm lại, sinh địa là loại dược liệu phổ biến, củ sinh địa có dược tính mạnh, điều trị được nhiều bệnh. Trước khi sử dụng cần nắm rõ thông tin và sử dụng sinh địa đúng cách để đạt được hiệu quả cao