Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Hoàng liên gai: Dược liệu có khả năng chữa bách bệnh

Hoàng liên gai: Dược liệu có khả năng chữa bách bệnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hoàng liên gai hay còn được gọi với tên khác là hoàng mộc, nghêu hoa hay hoàng mù…Đây là một loại cây thuốc được các bác sĩ y học cổ truyền vận dụng vào nhiều bài thuốc dân gian với khả năng chữa bệnh thần kỳ.

Mô tả sơ lược về cây hoàng liên gai

Hoàng liên gai có tên khoa học là Berberis wallichiana DC, cây thuộc họ hoàng liên gai Berberidaceae. Hoàng liên gai là một cây thuốc quý dạng cây bụi, cao 2-3m có những cành vươn dài, vỏ thân màu vàng xám nhạt, mỗi đốt dưới chùm lá có gai ba nhánh, dài 1-1,5cm. Lá mọc thành chùm 3-4 lá, có khi tới 8 lá ở một đốt. Cuống lá ngắn 0,5-1cm, phiến lá nguyên, hình mác, mép có răng cưa to, cứng, dài 16-17cm, rộng 4-6cm, mặt trên màu xanh lục nhạt, mặt dưới màu trắng.

Theo Đông y, hoàng liên gai có tính hàn, vị đắng. Hoàng liên gai được dùng làm thuốc chữa đau mắt, đi lỵ, ăn uống kém tiêu. Hoàng liên gai ngâm rượu uống chữa những triệu chứng của huyết áp cao như Nhức đầu, hoa mắt, Chóng mặt, đau ngang lưng. Rượu hoàng liên gai ngậm chữa Đau răng.

Thành phần hóa học có trong cây Hoàng liên gai

Theo giảng viên Tô Lâm hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết trong rễ và thân của cây hoàng liên gai có chứa berberin (3 %); dùng làm thuốc chống nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, ỉa chảy; chữa đau mắt đỏ. Rễ chứa alcaloid: oxyacanthin, Berberin, umbellantin.

Bài thuốc trị bệnh áp dụng với Hoàng liên gai

Trị đi lỵ: Hoàng liên gai 4g, nước 150ml, sắc uống trong ngày. Có thể thêm ít đường vào cho dễ uống. Hoàng liên tán nhỏ 12g, uống mỗi lần 2g; ngày uống 2 lần. Có thể phối hợp với Mộc hương làm bột uống, hoặc phối hợp với Bạch đầu ông, Hoàng bá sắc nước uống.

Trị đau răng: Hoàng liên gai 10g, rượu trắng 100 ml. Ngâm trong 7-10 ngày. Chấm vào nơi răng đau.

Kích thích tiêu hoá: Bột Hoàng liên 0,5g, bột Đại hoàng 1g, bột Quế chi 0,75 g. Các vị trộn đều, chia ba lần uống trong ngày.

Sốt cao mê sảng, cuồng loạn, sốt phát ban hoặc điên cuồng phá phách: Hoàng liên, Đại hoàng, Chi tử, mỗi vị 8 g, sắc lấy nước uống.

Chữa đau mắt đỏ, sưng húp, sợ chói, chảy nước mắt, viêm màng tiếp hợp mắt: Hoàng liên, Dành dành, Hoa cúc, mỗi vị 8g, Bạc hà, Xuyên khung mỗi vị 4 g, sắc lên xông hơi vào mắt, và uống lúc thuốc còn ấm, ngày 3 lần. Hoặc dùng dung dịch Hoàng liên 5%-30 % làm thuốc nhỏ mắt.

Trẻ em tưa lưỡi, sưng lưỡi, viêm miệng, lở môi: Hoàng liên mài hoặc sắc với mật ong bôi vào hay cho ngậm.

Theo chia sẻ của dược sĩ Minh Tâm hiện đang là giảng viên Y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn gửi tới bạn đọc lưu ý rằng Hoàng liên gai nếu dùng với liều lớn gây nôn, tổn thương đến dịch vị. Người âm hư, phiền nhiệt, tỳ hư, tiết tả không nên dùng hoàng liên gai để chữa trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Xuyên Tiêu – Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Xuyên Tiêu, một loại thảo dược quý, từ lâu đã được biết đến trong y …