Hà thủ ô đỏ là một loại dược liệu quý thường được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông Y. Vậy tác dụng của hà thủ ô đỏ đối với sức khỏe là như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Hà thủ ô đỏ có Tên khoa học: Fallopia multiflora, đây là một cây thuốc quý, dạng cây thảo leo bằng thân quấn, sống nhiều năm, thân dài tới 5m đến 7 m, mọc xoắn vào nhau, màu xanh tía, không lông. Rễ phình thành củ, ngoài nâu, trong đỏ. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá giống lá rau muống, có gốc hình tim hẹp, chóp nhọn dài, mép nguyên. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm nhiều chuỳ ở nách lá hay ở ngọn. Quả bế hình ba cạnh, màu đen. Hà thủ ô đỏ có nguồn gốc từ Châu Á, thường mọc hoang ở các vùng đồi núi. Hiện tại được trồng làm thuốc. Ở nước ta cây hà thủ ô mọc hoang ở các vùng rừng núi như Sơn La, Thanh Hoá, Lai Châu, Lào Cai, Nghệ An, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Tây Nguyên, Lạng Sơn…Hiện nay, Hà thủ ô được trồng ở nhiều nơi vùng ở phía Bắc (Vĩnh Phú) và cả ở phía Nam, cây mọc tốt ở Phú Yên, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Bình Định. Có thể tái sinh bằng hạt nhưng thường được trồng dễ dàng bằng những đoạn thân hay cành bánh tẻ dài 30-40 cm hoặc bằng củ có đường kính 3cm – 5 cm. Sau 2-3 năm thì thu hoạch. Thu hoạch vào mùa đông khi cây đã tàn lụi. Lá có thể dùng làm rau ăn; dây lá cũng có thể dùng làm thuốc. Lấy củ rửa sạch cắt bỏ rễ con, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ thành miếng phơi khô làm thuốc.
Áp dụng Hà thủ ô trong một số bài thuốc chữa bệnh
Theo chia sẻ của bác sĩ, giảng viên Y học cổ truyền Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây thuốc hà thủ ô đỏ có thể kể đến như:
Bổ can thận, ích tinh huyết, tráng cân cốt, làm đen tóc. Trị can thận bất túc, hay quên, đầu váng, hoa mắt, tai ù, chân mỏi, huyết áp cao, tiểu đêm, gối mỏi, tay chân mất cảm giác, động mạch xơ cứng, động mạch vành xơ cứng. Đỗ trọng 250 g, Hà thủ ô 2,25 kg, Hạn liên cao 500g, Hắc chi ma cao 500g, Hy thiêm thảo 500g, Kim anh tử cao 500 g, Ngưu tất 250 g, Nhẫn đông đằng 120g, Nữ trinh tử 250gSinh địa 120g, Tang diệp 250g, Tang thầm cao 500g, Thỏ ty tử 500 g. Thuốc tán bột. Trộn chung với các loại cao và mật, làm hoàn. Mỗi hoàn 10g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 hoàn.
Dưỡng huyết, khứ phong. Trị tỳ và phế có phong độc, nửa người ngứa, bạch điến, lở loét, thấp chẩn, lác, lang ben… Chích thảo, Hà thủ ô, Kinh giới tuệ, Mạn kinh tử, Phòng phong, Uy linh tiên. Tất cả tán bột. Mỗi lần dùng 4g. Uống với rượu ấm hoặc nước nóng, sau bữa ăn.
Thanh lợi thấp nhiệt, khứ phong, giải độc. Trị phong thấp nhiệt độc, lở loét, vết thương chảy nước vàng, thịt thối loét: Bạch tiên bì, Cam thảo, Hà thủ ô, Kinh giới, Khổ sâm, Kim ngân hoa, Liên kiều, Thương truật, Mộc thông, Phòng phong, Thêm Đăng tâm, sắc uống. Hoặc chế thành viên. Mỗi lần uống 10g với rượu nhạt.
Điều kinh bổ huyết: Hà thủ ô (rễ, lá) 1 rổ lớn, Đậu đen 1/2kg. Hai thứ giã nát, đổ ngập nước, nấu nhừ, lấy vải mỏng lọc nước cốt, nấu thành cao, thêm 1/2 lít mật ong, nấu lại thành cao, để trong thố đậy kín, mỗi lần dùng 1 muỗng canh, dùng được lâu mới công hiệu.
Dưỡng huyết, khứ phong. Trị tỳ và phế có phong độc, nửa người ngứa, lở loét, thấp chẩn, bạch điến, lác, lang ben…: Chích thảo, Hà thủ ô, Kinh giới tuệ, Mạn kinh tử, Phòng phong, Uy linh tiên. Tất cả tán bột. Mỗi lần dùng 4 g. Uống với rượu ấm hoặc nước nóng, sau bữa ăn.
Chữa người già xơ cứng mạch máu, huyết áp cao hoặc nam giới tinh yếu khó có con Bài thuốc: Hà thủ ô 20 g, Tầm gửi Dâu, Kỷ tử, Ngưu tất đều 16 g sắc lấy nước uống.
Bổ khí huyết, mạnh gân cốt Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ với lượng bằng nhau, ngâm nước vo gạo 3 đêm, sao khô tán nhỏ, luyện với mật làm viên to bằng hạt đậu xanh. Uống mỗi ngày 50 viên với rượu vào lúc đói.
Trị chứng đái dắt buốt, đái ra máu (Bệnh lao lâm) Lá Hà thủ ô, lá Huyết dụ bằng nhau sắc rồi hoà thêm mật vào uống.
Trị huyết hư máu nóng, tóc khô hay rụng, sớm bạc, và hồi hộp chóng mặt, ù tai, hoa mắt, lưng gối rũ mỏi, khô khát táo bón, Bài thuốc: Hà thủ ô chế, Sinh địa, Huyền sâm, mỗi loại 20 g sắc lấy nước uống.
Tuy nhiên, hà thủ ô không nên dùng cho những trường hợp bệnh nhân đờm nặng. Ngoài ra trường hợp bệnh nhân bị viêm dạ dày, mất cảm giác ngon miệng, lưỡi nhờn, nếu dùng hà thủ ô với liều 12g có thể làm tăng tình trạng đau dạ dày, ăn không ngon miệng. Đối với người có áp huyết thấp và đường huyết thấp thì kiêng dùng. Người bị tiêu chảy không dùng Kiêng kị khi dùng Dùng quá liều (liều khuyến cáo 30g) có thể gây đau bụng, buồn nôn, nôn, một số trường hợp có thể gây sốt. Uống Hà thủ ô thì kiêng ăn hành, tỏi, cải củ.