Đậu xanh là một loại ngũ cốc có hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy còn khi hạt đỗ xanh sẽ biến đổi thành giá đồ thì giá trị đối với sức khỏe như thế nào?
- Khuyến nghị những cây thuốc tốt giúp chữa đau lưng hiệu quả
- Tìm hiểu cây hẹ loại gia vị điều trị được một số bệnh hiệu quả
- Cây bình vôi có công dụng chữa bệnh như thế nào?
Hàm lượng dinh dưỡng trong mầm giá đỗ nhiều hơn so với lúc là hạt đỗ xanh
QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI CHẤT TỪ HẠT ĐỖ PHÁT TRIỂN THÀNH MẦM GIÁ
Nảy mầm là hiện tượng sau khi hạt đỗ hấp thụ nước, trong điều kiện thích hợp sẽ hình thành quá trình chuyển đổi từ trạng thái tĩnh sang trạng thái phát triển trao đổi chất của sinh vật tự nhiên.
Lúc này, hoạt động hô hấp tăng lên, số lượng, chủng loại và hoạt tính của enzym cũng tăng lên đáng kể, tạo ra quá trình phản ứng giữa các enzym, khiến các chất trong đỗ xanh như gluxit, chất béo, protein chuyển hóa thành các thành phần có hoạt tính cao, phục vụ sự sống, hàm lượng vật chất cũng tăng lên.
Trong quá trình sinh trưởng giá đỗ mới hình thành vitamin C.
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG THAY ĐỔI TỪ HẠT ĐỖ XANH THÀNH GIÁ ĐỖ NHƯ THẾ NÀO?
Về mặt thuộc tính thực phẩm được ghi chép trong các sách Đông y, giá đỗ tiếp nhận chức năng giải độc, lợi tiểu từ hạt đỗ.
Về thành phần dinh dưỡng, sau khi hạt đỗ nảy mầm, hàm lượng đường và chất béo giảm, nhưng hàm lượng protein, axit amin, vitamin (A,C), hợp chất chống lão hóa (isoflavones), chất diệp lục lại tăng cao, chủ yếu liên quan đến việc tăng giảm hàm lượng 4 chất sau:
Hàm lượng vitamin C
Theo Y học cổ truyền Đỗ xanh hầu như không chứa vitamin C, trong quá trình sinh trưởng giá đỗ mới hình thành vitamin C. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, trong giá đỗ xanh, đỗ tương (đậu nành), đỗ đen, hàm lượng vitamin C trong giá đỗ xanh cao nhất.
Vitamin C tham gia quá trình sản xuất một số chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể, tổng hợp collagen, tăng cường khả năng làm đông máu, chống nhiễm trùng.
Hàm lượng axit amin
Trong quá trình nảy mầm, lượng protein có trong hạt đỗ được các enzym chuyển hóa thành axit amin, lượng axit amin trong mầm giá tăng lên gấp 7 lần so với hạt đỗ, tỷ lệ axit amin như trên phù hợp với nhu cầu của cơ thể con người, thúc đẩy hấp thụ protein.
Hàm lượng chất diệp lục
Hàm lượng chất diệp lục trong mầm giá cao hơn nhiều so với đỗ xanh. Chất diệp lục có thể thúc đẩy việc phân hủy chất nitrosamine gây ung thư, ngăn ngừa ung thư ruột già.
Những nghiên cứu mới đây cho thấy, chất diệp lục có thể làm tiêu tan những chất độc hại có trong khói thuốc lá, bảo vệ niêm mạc dạ dày, vì vậy những người hút thuốc lá nên ăn nhiều giá đỗ và các loại rau chứa nhiều chất diệp lục.
Hàm lượng axit oxalic
Hàm lượng axit oxalic hấp thụ canxi trong giá đỗ hầu như bị mất đi hoàn toàn, điều này giúp cơ thể dễ hấp thụ các loại khoáng chất hơn. Tóm lại, hàm lượng dinh dưỡng trong giá đỗ cao hơn nhiều so với hạt đỗ xanh.
GIÁ TRỊ CỦA GIÁ ĐỖ TRONG ĐÔNG Y
Theo các Giảng viên Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết, giá đỗ xanh có vị ngọt, nhạt, hăng, hơi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chỉ khát, tiêu thực. Những người hiếm con (cả nam lẫn nữ) và phụ nữ dễ bị sẩy thai, hàng ngày nên ăn nhiều giá sống sẽ rất tốt. Tác dụng chính là do vitamin E trong giá rất cần thiết cho cơ thể, trong trường hợp thiểu năng sinh dục và khó sinh đẻ. Phụ nữ ít sữa sau khi đẻ, ăn giá sống cũng làm tăng tiết sữa. Ăn nhiều giá còn bảo vệ được tế bào của cơ thể ngăn ngừa quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ.
Trị ho có đờm, khô cổ, khản tiếng, háo khát: giá sống trộn với ít muối, ép lấy nước, ngậm làm nhiều lần trong ngày.
Trị ngộ độc thức ăn, chứng bí đái, say rượu: ép giá sống lấy nước pha thêm đường uống.
Trị bụng đầy tức, ọc ạch, đi ngoài phân sống: dưa giá ăn đều hàng ngày (vì trong men giá có nhiều lactic, một tác nhân thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn).
Trị say rượu: dưa giá ép nước uống (sẽ có tác dụng tỉnh rượu nhanh hơn nước ép giá sống.)