Tisore là thuốc gì?
Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trung – giảng viên Cao đẳng Dược cho biết, Thuốc Tisore được bào chế dưới dạng viên nang cứng, với các thành phần bao gồm:
- Đỗ trọng: 1100mg
- Ngũ gia bì: 1100mg
- Tục đoạn: 1100mg
- Thiên niên kiện: 1100mg
- Đại hoàng: 800mg
- Đương quy, xuyên khung, tần giao, sinh địa và uy linh tiên: 470mg
- Quế: 350mg
- Cam thảo: 350mg
Tác dụng của thuốc Tisore
Tác dụng của Tisore đến từ sự kết hợp của các thành phần chính trong thuốc, bao gồm:
- Đỗ trọng: Giúp kích thích giãn mạch, hạ huyết áp, lợi tiểu, giảm đau, cầm máu, tráng dương, mạnh gân cốt và ích khí.
- Ngũ gia bì: Có tác dụng trừ phong thấp, trị đau nhức xương khớp, kháng viêm và tăng cường chức năng hệ miễn dịch.
- Tục đoạn: Hỗ trợ nối liền gân cốt, cầm máu và trị đau nhức gân xương hiệu quả.
- Thiên niên kiện: Giúp chữa thấp khớp, đau mỏi xương khớp và tình trạng tê bại.
- Đại hoàng: Kích thích nhuận tràng, chống tiêu chảy và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
- Đương quy: Bổ huyết, chữa đau nhức cột sống, suy nhược cơ thể và thiếu máu.
- Xuyên khung: Hoạt huyết, hành khí, khứ phong chỉ thống, bổ can huyết.
- Tần giao: Hỗ trợ thanh nhiệt cơ thể và phát tán phong thấp.
- Sinh địa: Thông huyết mạch, bổ ngũ tạng, trị ứ máu và tăng cường khí lực.
- Uy linh tiên: Hành khí, thông kinh lạc, trị viêm khớp dạng thấp và đau nhức tê bại.
- Quế: An thần, giải nhiệt, giảm đau, trừ phong và hành huyết.
- Cam thảo: Thông hành 12 kinh trong cơ thể, trị viêm khớp và loãng xương.
Chỉ định của thuốc Tisore
Thuốc Tisore được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Đau nhức cơ khớp xương;
- Nhức mỏi, tê thấp, đau lưng;
- Đau thần kinh tọa;
- Các trường hợp cần bổ thận và kích thích lưu thông khí huyết.
Hướng dẫn sử dụng thuốc khớp Tisore
Cách dùng:
- Thuốc Tisore được bào chế dưới dạng viên uống, thích hợp cho đường uống.
- Người bệnh có thể uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn đều được.
- Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tisore, người bệnh nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học và tập luyện thể dục thường xuyên để đạt hiệu quả điều trị cao hơn.
Liều dùng
- Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2 viên thuốc Tisore.
Cách xử trí khi quên liều hoặc quá liều
- Quên liều: Người bệnh nên uống ngay liều đã quên khi nhớ ra. Nếu thời gian gần với liều tiếp theo, bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống liều kế tiếp đúng lịch trình.
- Quá liều: Hiện chưa ghi nhận triệu chứng quá liều của Tisore. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều và có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện gần nhất để xử trí kịp thời.
Chống chỉ định của thuốc Tisore
Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay, Thuốc Tisore không nên dùng cho những đối tượng sau:
- Người có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Phụ nữ mang thai không nên sử dụng thuốc Tisore.
- Bà mẹ đang cho con bú không được dùng thuốc Tisore.
Một số tác dụng không mong muốn của Tisore
Hiện tại chưa có báo cáo chính thức về các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Tisore. Nếu trong quá trình dùng thuốc, người bệnh gặp phải vấn đề bất thường, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc tìm biện pháp xử trí tại bệnh viện gần nhất.
Tương tác thuốc của Tisore
Chưa có báo cáo cụ thể về tương tác thuốc giữa Tisore và các loại thuốc khác. Do đó, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng trước và trong quá trình dùng Tisore để được tư vấn đúng cách.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Tisore
- Phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú: Đây là đối tượng chống chỉ định, tuyệt đối không sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Người lái xe và vận hành máy móc: Chưa có báo cáo về ảnh hưởng của Tisore đối với nhóm người này. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng thuốc ở những người lái xe hoặc vận hành máy móc phức tạp.
- Bảo quản thuốc ở nhiệt độ không quá 30°C.
- Để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
- Để thuốc xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong nhà.