Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Chứng bí tiểu ở phụ nữ sau sinh có nguy hiểm hay không?

Chứng bí tiểu ở phụ nữ sau sinh có nguy hiểm hay không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bí tiểu là một trong những biến chứng thường gặp nhất là những chị em khi sinh. Cần hiểu rõ tình trạng bệnh để phòng tránh cũng như có các biện pháp điều trị tích cực.

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết bí tiểu là tình trạng rối loạn đường tiểu, biểu hiện ở việc mắc đi tiểu nhưng không thể tiểu được, và khi thăm khám thấy có cầu bàng quang. Những sản phụ mắc chứng bí tiểu sau sinh thường có cảm giác căng tức khi ấn bụng, khi được hướng dẫn sản phụ tập đi tiểu như ngồi theo tư thế tự nhiên, hay chườm ấm ở vùng dưới rốn nhưng sản phụ vẫn không tự đi tiểu được, cảm giác căng tức khó chịu ở bụng ngày càng tăng.

Nguyên nhân nên tình trạng bí tiểu sau khi sinh

Với phụ nữ đẻ thường: Trong quá trình chuyển dạ, khi ngôi thai xuống thấp khiến đầu thai nhi đè vào cổ bàng quang hay niệu đạo, gây ứ đọng nước tiểu khiến bàng quang bị căng giãn, khi bàng quang bị giãn nhiều làm mất trương lực và làm co thắt cơ cổ bàng quang.  Một số trường hợp lúc sinh phải cắt tầng sinh môn để giúp cho bé con sinh ra được dễ dàng hơn thì sau khi may lại, vết thương sẽ bị sưng nề khiến mẹ khi đi tiểu không dám rặn tiểu vì đau.  Ngoài ra khi bí tiểu, động tác thông tiểu nhiều lần có thể gây nên tình trạng viêm bàng quang, làm cho triệu chứng bí tiểu càng thể hiện rõ.

Với phụ nữ đẻ mổ: Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết thuốc gây tê tủy sống có hàm lượng Bupivacain và Fentanyl (thuộc nhóm opioid) gây bí tiểu với tỷ lệ 10 – 15% sau mổ. Vì vậy, hiện tượng bí tiểu của mẹ chỉ được chẩn đoán rõ ràng khi hết tác dụng của thuốc. Bên cạnh đó, với sản phụ sinh mổ thì tổn thương do thủ thuật thô bạo, dập bàng quang gây liệt bàng quang cũng gây nên tình trạng bí tiểu.

Phương pháp điều trị bí tiểu cho phụ nữ sau sinh

Nguyên tắc điều trị bí tiểu

  • Tạo lại phản xạ đi tiểu bằng cách tập đi tiểu
  • Dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng.
  • Dùng kháng viêm chống phù nề gây chèn ép cổ bàng quang.
  • Hỗ trợ tăng trương lực bàng quang để giúp khả năng co bóp bàng quang trở lại bình thường.

Quy trình xử trí khi bí tiểu

Tập đi tiểu:

 Tập đi tiểu theo tư thế ngồi tự nhiên, tránh nhịn tiểu do đau

Thông tiểu:

Nếu tập đi tiểu mà sản phụ vẫn không tiểu được thì bác sĩ có thể chỉ định đặt sonde tiểu và lưu trong 24 giờ. Việc đặt sonde tiểu giữ lại và tháo kẹp mỗi 3 – 4 giờ/lần giúp tạo lại phản xạ đi tiểu. Khi tháo kẹp, sản phụ phải tập rặn tiểu qua sonde. Trước khi rút sonde tiểu, kẹp sonde tiểu 4 giờ, chờ cảm giác mắc tiểu, cho người mẹ rặn tiểu qua sonde, nếu tiểu được qua sonde thì mới được rút sonde.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện thông tiểu:

  • Dụng cụ phải được vô khuẩn để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.
  • Kỹ thuật thực hiện phải đúng quy trình và tuyệt đối vô khuẩn.
  • Không được dùng sonde tiểu có kích cỡ quá lớn gây tổn thương, hay phù nề.
  • Động tác phải nhẹ nhàng để không làm xây xước đường tiết niệu, nếu vướng phải làm lại hoặc bảo bệnh nhân há miệng thở đều để giảm co thắt niệu đạo.
  • Nếu cần lấy nước tiểu thử vi khuẩn phải lấy nước tiểu giữa giữa dòng, nên lấy trực tiếp vào ống nghiệm vô khuẩn.
  • Không để lưu sonde tiểu quá 48 giờ (trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ).
  • Không thông tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Nếu bàng quang của bệnh nhân quá căng, bác sĩ có thể chỉ định rút nước tiểu nhưng phải chậm và không rút hết nước tiểu trong bàng quang, vì sẽ làm giảm áp lực đột ngột trong bàng quang và gây chảy máu
  • Cách dự phòng chảy máu là đặt sonde tiểu cỡ nhỏ cho chảy chậm, hoặc đặt sonde tiểu cỡ bình thường và kẹp rồi tháo rồi kẹp để làm giảm áp lực từ từ.
  • Theo dõi bàng quang trong và sau khi thông tiểu để phát hiện những dấu hiệu bất thường và có xử trí kịp thời.

Sử dụng thuốc:

Các loại thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng đường uống và được sử dụng liên tục trung bình trong 7 ngày thường được chỉ định: cephalexin, doncef, augmentin.

Các loại thuốc kháng viêm như: alphachymotrypsin, buscopan… được chỉ định để chống phù nề chèn ép vào cổ bàng quang

Các loại thuốc hỗ trợ tăng cường trương lực và co bóp bàng quang thuốc: prostigmin hay xatral được dùng 4 – 5 ngày, giúp khả năng co bóp bàng quang trở lại bình thường.

Ngoài ra kết hợp các thuốc vitamin B1, vitamin B6 và vitamin B12 nhằm tăng sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Cortisol là gì và làm thế nào để điều chỉnh mức độ Cortisol?

Cortisol đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của cơ …