Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Cây Thanh Thiên quỳ – Dược liệu quý trị ho hiệu quả

Cây Thanh Thiên quỳ – Dược liệu quý trị ho hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cây Thanh thiên quỳ, còn gọi là cây một lá, là một loại dược liệu quý hiếm và hiện đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Là dược liệu có công dụng để trị ho, giảm đau, hạ sốt và hỗ trợ giải độc. Hãy cùng tôi, giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tìm hiểu về công dụng và những điều cần biết về loài dược liệu quý này!

Đặc điểm chung dược liệu

Tên gọi khác: Cây một lá, Trân châu diệp, Bầu thoọc, Siam lài,…

Tên khoa học: Nervilia fordii Schultze – Orchidaceae (họ Lan)

Mô tả thực vật

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trung – giảng viên Cao đẳng Dược cho biết,  Cây Thanh thiên quỳ là loại cỏ sống lâu năm, thuộc dạng cây địa sinh, với chiều cao từ 10 – 20 cm. Có Thân rất ngắn, phần củ tròn và to nặng từ 1,5 – 20g. Từ củ, chỉ mọc lên duy nhất một lá riêng lẻ sau khi hoa tàn.

Lá: hình tim tròn, mép lá uốn lượn. Gân lá tỏa đều từ cuống, cuống lá dài 10 – 20 cm, có màu tím hồng.

Hoa: Cụm hoa có cán dài từ 20 – 30 cm, với 15 – 20 hoa mọc thưa, tạo thành chùm. Hoa trắng, có đốm tím hồng hoặc màu vàng hơi xanh lục. Lá đài và cánh hoa giống nhau, với cánh môi chia thành 3 thùy, có nhiều gân và lông ở phần giữa. Cột hoa dài khoảng 6 mm, phồng lên ở đỉnh.

Mùa hoa từ tháng 3 – 5. Mùa quả từ tháng 4 – 6.

Khi nở, cánh hoa chụm lại giống như chiếc đèn lồng.

Quả có hình thoi, dài 2 – 3 cm, có múi giống quả khế nhỏ.

Do đặc điểm sinh học, cây thường chỉ có một lá, và tại các thời điểm nhất định, cây chỉ mang hoa hoặc quả, không có lá, hoặc chỉ có lá mà không có hoa và quả. Vì vậy, cây còn được gọi là Cây một lá.

Phân bố, sinh trưởng

Cây một lá phân bố chủ yếu tại các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Loài cây này thường phát triển ở các khe núi, dưới tán rừng rậm, nơi có bóng cây lớn, thấp và ẩm ướt, hoặc trong các đám cỏ dày đặc. Cây không mọc có ở nơi bờ ruộng hay những môi trường khác ngoài tự nhiên.

Tại Việt Nam, cây được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn. Cao Bằng, Bên cạnh đó, cây cũng tìm thấy ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, và Hà Tây.

Bộ phận dùng- thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: toàn bộ cây,

Thu hái: chủ yếu là toàn bộ cây, nhưng để bảo vệ nguồn giống, chỉ nên hái lá và giữ lại củ để cây có thể tiếp tục phát triển. Do đặc điểm sinh trưởng của cây, hoa và quả thường xuất hiện trước khi lá phát triển hoàn toàn, vì vậy cần chú ý theo dõi quá trình thu hoạch để đảm bảo sự cân bằng giữa khai thác và bảo tồn cây.

Khi thu hái, cần phân biệt rõ ràng giữa lá to và lá nhỏ, thu gom và xử lý riêng biệt.

Cách chế biến: Cây một lá sau khi hái có hai cách chế biến:

  • Rửa sạch đất cát, phơi hơi se thì vò lá, đầu tiên vò từng lá rồi vò nhiều lá cùng lúc cho đến khi khô, vò 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Rửa sạch, trụng qua nước sôi, rồi tiếp tục nhúng vào nước lạnh, rồi trụng lại nước sôi một lần nữa.

Ở một số nơi, chỉ rửa sạch và phơi khô mà không vò hay trụng nước sôi. Lá nhỏ, màu tro sẫm hoặc lục đen, có mùi thơm là loại tốt.

Thanh thiên quỳ sau khi sơ chế xong cần bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo

Dược liệu khô Thanh Thiên Quỳ

Thành phần hóa học

Cây có chứa các hợp chất như triterpenoids, steroid, flavonoids, các axit hữu cơ, axit amin, và nhiều thành phần khác có giá trị dược liệu.

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Lá của cây có tác dụng như sau:

Rhamnocitrin chiết xuất từ lá thảo dược này ức chế sự hoạt hóa nội mô mạch máu, từ đó giảm sản xuất cytokine quá mức và ngăn chặn các bệnh lý nghiêm trọng như SARS và COVID-19.

Chiết xuất từ cây một lá có tác dụng chống ung thư rõ rệt trên chuột thí nghiệm, giúp kéo dài tuổi thọ và cải thiện khả năng điều hòa miễn dịch của chúng.

Flavonoid chiết xuất từ cây một lá có khả năng gây ra sự biểu hiện IL-6 trong buồng trứng, được coi là một liệu pháp tiềm năng trong chữa trị bệnh này: hội chứng đa nang buồng trứng

Hoạt chất Nervilia fordii trong cây một lá có khả năng chữa trị một số bệnh như viêm phổi cấp tính, kháng virus, ngăn ngừa sự phát triển của các khối u, và hỗ trợ điều trị rối loạn chuyển hóa.

Hỗ trợ điều trị các bệnh hen suyễn, viêm phổi bức xạ, viêm tụy cấp, viêm họng cấp và mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Một số nghiên cứu khác cho thấy về tiềm năng của này trong hỗ trợ chữa trị các bệnh ung thư đường hô hấp, như phổi và ung thư vòm họng.

Theo y học cổ truyền:  lá của thảo dược này có các tác dụng sau:

  • Nhuận phế: Giúp làm ẩm phổi, cải thiện chức năng hô hấp.
  • Thanh nhiệt: làm mát cơ thể, hạ sốt,.
  • Giải độc: Hỗ trợ đào thải độc tố, làm sạch cơ thể.
  • Giảm các chứng ho như ho do viêm họng, viêm phổi,.
  • Tán ứ: Giúp làm tan ứ đọng trong cơ thể, cải thiện tuần hoàn.
  • Làm dịu các cơn đau: Giảm đau do viêm nhiễm hoặc các bệnh lý khác.

Công dụng và liều dùng

Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay, Dược liệu Thanh thiên quỳ thường được xuất khẩu và rất ít sử dụng trong nước.

Theo Quảng Tây trung dược chí, Thanh thiên quỳ có tác dụng lợi phế, cầm ho, giải độc, và giảm đau. Được sử dung để chữa trị:

  • Dùng uống để chữa lao phổi, giúp mát phổi, giảm cảm giác nóng rát.
  • Dùng ngoài: dược liệu giã nát để đắp lên chỗ đau, trị mụn nhọt.

Liều dùng

  • Dưới dạng thuốc sắc: 12 đến 20g mỗi ngày.
  • Dùng ngoài, đắp không cần giới hạn chế liều lượng.

Các Bài thuốc kinh nghiệm

1.Bồi dưỡng cơ thể, mát phổi, chữa lao phổi và ho

Dùng 10 – 20 lá cây này, cho vào nồi sắc hoặc hấp với đường, hoặc chế biến thành cao lỏng để uống. có tác dụng tốt trong việc bồi bổ cơ thể, làm mát phổi, và chữa các bệnh ho, lao phổi.

2.Chữa viêm nhiễm, lở loét

Dùng lá tươi dược liệu này giã nát, đắp lên các chỗ đau nhức, mụn nhọt, hoặc các vết lở loét ngoài da rất hiệu quả.

3.Viêm miệng, viêm họng cấp tính

Lấy một vài lá tươi dược liệu này, đem rửa sạch, dùng nhai kỹ ngậm, sau đó bõ bả ra.

4.Hỗ trợ điều trị tạng lao

Lấy khoảng 15g Thanh thiên quỳ đem nấu với thịt lợn, dùng ăn như canh.

Hình ảnh toàn cây của cây Thanh Thiên quỳ ( cây Một lá)

5.Giúp chữa suy dinh dưỡng và trẻ dễ tiêu hóa thức ăn, 

Lấy củ của cây một lá nấu cùng với thịt lợn nạc hoặc trứng gà làm thức ăn kèm với cơm. để hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

6.Giúp giải độc, đặc biệt là khi ngộ độc nấm

Lấy 2 – 3 lá dược liệu đem rửa sạch rồi phơi khô, cắt nhỏ, hãm với nước sôi trong khoảng vài phút lấy phần nước cốt để uống, uống ngày 3 lần.

7.Ngâm rượu: bồi, bổ can phế và cải thiện sức khỏe tổng thể

Ngâm khoảng 1kg lá và củ khô của cây Thanh thiên quỳ với 5 lít rượu gạo. ngâm ít nhất là 30 ngày. Uống 1 ly nhỏ mỗi ngày để bồi. bổ can phế và cải thiện sức khỏe tổng thể

Lưu ý

Cây một lá dễ bị nhầm với cây mã đề hoặc cây bát giác liên. Khi sử dụng, nên tìm đến các nguồn cung cấp dược liệu uy tín để đảm bảo chất lượng và tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Tóm lại, cây Thanh Thiên Quỳ ( cây Một lá) là một dược liệu quý trong y học dân gian, nổi bật với tác dụng bổ phổi, làm mát và có thể dùng cả trong uống lẫn đắp ngoài. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn, người dùng nên tìm đến các nguồn cung cấp dược liệu uy tín và chất lượng. Hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc để được tư vấn về cách dùng và liều lượng phù hợp, nhằm tránh những phản ứng không mong muốn và đảm bảo an toàn cho sức khỏe./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung\

Có thể bạn quan tâm

ĐỊA PHU TỬ – VỊ THUỐC CHỮA TRỊ BỆNH TRĨ VÀ BỆNH ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

Địa phu tử (Kochia scoparia) là một loại thảo dược quý trong y học cổ …