Thật khó tránh khỏi những vết thương nhẹ, nông có chảy máu trong cuộc sống sinh hoạt, khi đó những mẹo nhỏ từ các Y sĩ Y học cổ truyền thật sự hữu hiệu trong việc cầm máu.
- Những món ăn bài thuốc dành cho người tiểu ra máu hiệu quả
- Vị thuốc đông y Hy thiêm trị giải độc và chữa mụn nhọt rất tốt
- Những lợi ích không ngờ từ hạt đậu gà đối với sức khỏe
Cầm máu ngay nhờ những cây thuốc trong Y học cổ truyền
Nếu chẳng may trong lúc làm việc, sinh hoạt,… khiến bạn bị những vết thương nhẹ, nông có chảy máu thì hãy bĩnh tĩnh và xử lý chúng khoa học theo hướng dẫn của các Y sĩ Y học cổ truyền Hà Nội như sau: Trước hết cần nâng cao phần bị thương lên, dùng một khăn sạch hoặc dùng tay (trong trường hợp không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương; sau đó có thể dùng một số cây thuốc đơn giản, dễ kiếm sau đây băng ép để cầm máu.
Những cây thuốc có tác dụng cầm máu
Cuộc sống luôn ẩn chứa những diệu kỳ mà bản thân bạn khó có thể lường trước được, trong đó có những loại cây mang đến những tác dụng bạn khó có thể ngờ tới khi chúng xuất hiện rất nhiều trong khu vườn của chính gia đình mình. Nếu chẳng may trong nấu nấu ăn bạn nhỡ làm tay mình bị thương khiến máu chảy ra thì đừng quên những loại thảo dược dễ kiếm tìm ngay trong nhà bạn như sau:
Cỏ nhọ nồi
Theo Y học cổ truyền, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, tác dụng chữa lỵ, đại tiện ra máu. Bên cạnh đó, đây còn là thảo dược dùng để cầm máu các vết thương, điều trị các bệnh như rong kinh, chảy máu cam, trĩ ra máu.
Việc áp dụng các bài thuốc từ cây cỏ nhọ nồi khá đơn giản, sau khi cắt bỏ rễ cỏ nhọ nồi, bạn đem rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, sao đen (tồn tính), lá chuối hột rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao đen (tồn tính), tóc rửa bằng nước bồ kết, sấy khô rồi đốt cháy thành than. Lấy ba thứ trên với liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây mịn. Bạn có thể đựng chúng vào chai lọ hay túi nilon hàn kín và quản nơi nơi khô ráo.
Sau khi sát khuẩn vết thương, bạn rắc thuốc cầm máu lên cho kín vết thương, đặt gạc hay vải sạch lên vết thương, băng ép chặt và nhớ đùng quên thay thuốc ngày một lần.
Ngó sen
Theo thầy thuốc chia sẻ: Ngó sen có vị ngọt, hơi sít do chất nhựa, tính mát bình, không độc, được dùng với tên thuốc là liên ngẫu. Đây là dược liệu để sống thì hàn, nẫu chín thì ôn, có tác dụng bổ huyết, điều kinh và cầm máu là chủ yếu.
Trong trường hợp chảy máu cam, người bệnh chỉ cần chuẩn bị 30g ngó sen (có thể dùng riêng hoặc phối hợp với lá hẹ, lượng bằng nhau) để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào lỗ mũi, máu sẽ cầm ngay.
Bị chứng rong huyết: Người bệnh chuẩn bị ngó sen, hoàng cầm, a giao mỗi vị 12g, địa du 12g, sơn chi tử 12g; quy bản, mẫu lệ mỗi vị 20g; sinh địa 16g, địa cốt bì 10g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
Kinh nguyệt không đều: Chuẩn bị ngó sen 20g, củ gấu 12g (rang cháy hết rễ và lông), phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật ong hoặc nước đường làm thành viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống hai lần, mỗi lần 50 viên với nước nóng.
Bên cạnh đó, y học cổ truyền còn dùng riêng những đốt ngó sen (tên thuốc là ngẫu tiết) với tác dụng cầm máu như ngó sen. Theo đó bạn có thể dùng ngó sen với nhiều hình thức điều trọ các bệnh khác nhau trong vai trò cầm máu.
Huyết dụ
Hiện nay có hai loại cây huyết dụ; một loại lá đỏ cả hai mặt và loại lá đỏ một mặt còn mặt kia màu xanh. Cả hai loại này đều có thể dùng làm thuốc, tuy nhiên loại hai mặt đỏ tốt hơn. Huyết dụ vị nhạt, tính mát, có tác dụng làm mát máu, bổ huyết, cầm máu; đồng thời vừa làm tan máu ứ, sốt xuất huyết, xích bạch đới, kiết lỵ, lậu, tiểu tiện ra máu, giảm đau phong thấp nhức xương trị rong kinh,…
Liều dùng trung bình 20-30g lá tươi, 8-16g lá khô cho các dạng thuốc sắc, bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Đây là những cây thuốc đơn giản và khá dễ tìm hiện nay mà bạn có thể tự xử lý vết thương. Tuy nhiên nếu vết thương không có dấu hiệu khỏi tích cực thì bạn cần đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.