Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Bán hạ vị thuốc và tác dụng chữa bệnh

Bán hạ vị thuốc và tác dụng chữa bệnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Như chúng ta đã biết dược liệu Bán hạ là một trong những Dược liệu chữa ho rất tốt, nhưng nếu không biết cách dùng thì dược liệu bán hạ lại là một vị thuốc độc

Trong bài viết này các thầy cô khoa Dược trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ những cách chế biến để làm giảm độc tính của bán hạ.

Bán hạ vị thuốc và tác dụng chữa bệnh
Bán hạ vị thuốc và tác dụng chữa bệnh

Bán hạ

Bộ phận dùng: rễ củ

Dược liệu thu hoạch khoảng tùe tháng 7 đến tháng 8 sau khi cây lụi tàn

Đào lấy củ, cạo bỏ vỏ, đồ chín, thái phiến nhỏ , phơi hoặc sấy nhẹ cho đến khô

Công năng và chủ trị

Tính vị: vị cay, tính ấm

Quy kinh: phế, tỳ, vị

Công năng: Trừ đàm chỉ ho, giáng nghịch cầm nôn

Chủ trị: Các chứng đàm thấp, ho có nhiều đàm, khí nghịch lên mà gây nôn.

 lưu ý theo chia sẽ các thầy thuốc đông y cho biết Bán hạ sống uống quá liều dễ bị ngộ độc. Ăn bán hạ sống miệng lưỡi có cảm giác tê, ngứa, nóng, sưng, buồn nôn, nôn. Trường hợp nặng hơn bệnh nhân sẽ bị nghẹt thở, khó thở dẫn đến tử vong

Chế biến theo phuong pháp y học cổ truyền

Mục đích

Làm giảm độc tính của bán hạ bằng cách:

+ Dùng phụ liệu: nước vôi, nước gừng tươi, nước vo gạo, nước muối, phèn chua.

+ Dùng nhiệt độ: 180-240oC

Để tăng tác dụng dẫn thuốc vào tỳ, vị: tăng tác dụng hóa đờm ở tỳ vị, giảm nôn. Chế với sinh khương, cam thảo.

Để tăng tác dụng dẫn thuốc vào kinh phế để và tăng tác dụng hóa đờm ở phế, giảm ho, long đờm. Nên Chế với cam thảo, bồ kết và phèn chua.

Phương pháp chế theo DĐVN

– Chế theo chuyên luận Bán hạ Bắc: Bán hạ Bắc : 1000g; Cam thảo: 100g; Bồ kết (quả) : 100g

 Chế theo pp này vị ngứa giảm ít.

– Chế theo chuyên luận Bán hạ Nam (“củ chóc ri, củ chóc chuột”): Bán hạ Nam            1000g;  Phèn chua               50g;  Gừng tươi               100g

 Chế theo pp này, vị thuốc hết ngứa, còn vị cay nhẹ

– Chế pháp bán hạ

Công thức:   Bán hạ Bắc  5000g;  Phèn chua  100g

Bán hạ ngâm trong nước 5-7 ngày đến khi có bọt trắng nổi lên, rửa qua cho sạch. Sau đó ngâm tiếp tục trong dịch nước phèn chua đến khi hết vị ngứa. Vớt ra, phơi khô

– Chế thảo bán hạ

Công thức:    Pháp bán hạ 5000g;   Cam thảo 800g; Vôi sống 1000g

Vôi tôi lấy nước. Cam thảo cắt khúc thành từng đoạn ngắn, sau đó xay thành bột thô và trộn với nước vôi.

Ngâm bán hạ vào dịch trên đến khi thấm toàn bộ phiến.

Phơi đến khi khô kiệt.

– Chế khương bán hạ

Công thức: Pháp bán hạ 5000g; Gừng tươi 1250g; Phèn chua 650g

Thái gừng tươi thành những lát mỏng, sau đó ngâm với nước phèn chua

Ngâm bán hạ trong dịch trên đến khi mềm

Nấu đến khi chín đều toàn bộ thái phiến thuốc.

Phơi sấy đến khô kiệt.

Chế bán hạ khúc

Phương pháp 1:

Công thức:

Bột bán hạ Bắc 10kg

(hoặc bột pháp bán hạ)

Bột mỳ  3kg

Phương pháp 2:

Công thức:

Bột bán hạ: 10kg, Hạt đậu đỏ :2kg, Hạnh nhân: 2kg, Nghể răm (cây): 2kg, Lá cây cối xay: 2kg, Bột mỳ: 50kg

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo đông y
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo đông y

Tiêu chuẩn thành phần

Quy trình chế biến chung: bán hạ ngâm trong 1 hay nhiều dịch phụ liệu đến khi phiến thuốc trong đều (hết nhân trắng đục) thì mang sao hoặc tẩm dịch phụ liệu rồi mang sao cho đến khi có màu vàng đậm.

Trong quá trình chế biến, tiêu chuẩn là hết nhân trắng đục.

 Thành phẩm sau khi chế biến phải hết vị ngứa (trừ bán hạ Bắc)

Sự biễn đổi thành phần hóa học

Theo chia sẽ bác sĩ y học cổ truyền Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết Bán hạ Bắc có chứa alcaloid, acid amin, sterol, acid hữu cơ, đường, tinh bột, chất nhầy.

 Bán hạ Nam có chứa alcaloid, acid amin, sterol, acid hữu cơ, chất nhầy, tinh bột, coumarin, saponosid.

Các phương pháp chế biến khác nhau thì thành phần hóa học cũng sẽ khác nhau: như các thành phần, hàm lượng alcaloid, coumarin, saponin, acid amin cũng sẽ khác nhau.

Độc tính:

Đối với Bán hạ Nam thì an toàn ở liều thử, ngay cả bán hạ sống và bán hạ chế đều không gây độc tính cấp ở liều thử.

 Vị ngứa:

+ Phụ liệu làm giảm vị ngứa sau 72h ngâm: nước vôi trong

+ Phụ liệu làm giảm vị ngứa sau 120h ngâm: dịch nước gừng tươi, nước vo gạo, phèn chua.

+ Phối hợp nhiều phụ liệu với nhau thì tác dụng làm giảm vị ngứa tốt hơn như dịch nước vo gạo và dịch nước phèn chua.

Khi dùng Nhiệt độ cao trên 180oC thì có tác dụng làm giảm vị ngứa sau 90 phút.

Khi dùng Nhiệt độ cao trên 220oC thì sẽ làm mất vị ngứa trong thời gian ngắn.

Tác dụng giảm ho, long đờm, chống nôn của Bán hạ nam và Bán hạ bắc

Có thể bạn quan tâm

Mách bạn 5 cách giảm cholesterol trong máu hiệu quả

Nồng độ Cholesterol trong máu cao có thể dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn …