Danh mục
Trang chủ >> Hỏi Đáp Y Dược >> Hỏi đáp bệnh học – Xử trí trật khớp gối

Hỏi đáp bệnh học – Xử trí trật khớp gối

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Hỏi đáp Y Dược: ” Em rất thích chơi bóng bàn, trước đây em đã bị trật khớp gối mới đây trong lúc thi đấu chạy nhanh đỡ bóng khiến khớp gối trái của em đau nhói, về nhà thấy khó cử động. Cho em hỏi nguyên và cách xử trí Trật khớp gối?

Hỏi đáp bệnh học – Xử trí trật khớp gối

Hỏi đáp bệnh học – Xử trí trật khớp gối

Dương Hải Nam (Thái Bình)

Do đầu xương đùi thì tròn, còn đầu xương cẳng chân lại bẹt, nên để xương đùi không bị trật khỏi khớp, trên mặt phẳng đầu xương cẳng chân có một lớp sụn bao quanh, vừa có tác dụng là vật chêm, vừa giữ đầu tròn xương đùi trong khớp. Lớp sụn chêm này rất dễ bị sứt mẻ, bị nứt trong những cử động mạnh của chân và không thể tự hàn gắn lại được.

Trong quá trình cử động co chân mạnh, đầu khớp xương đùi có thể bị kê lên lớp sụn chêm dẫn tới hiện tượng co cơ vì phản ứng và kẹt khớp. Kẹt khớp thường xảy ra ở các khớp cử động nhiều như ở đầu gối sau những va chạm mạnh như khi bị chấn thương, bị gãy xương, bong gân, bị trật khớp rồi bị co cơ do các sự cố trên.

Bạn đã từng bị chấn thương vùng đầu gối, nay thỉnh thoảng lại bị khó cử động thì tốt nhất nên đi khám Thầy thuốc xương khớp. Qua thăm khám và chụp Xquang, bác sĩ sẽ có hướng giải quyết cụ thể. Trong trường hợp nếu có mảnh sụn vỡ cần phải phẫu thuật lấy mảnh sụn bị vỡ ra hoặc sửa sang lại lớp sụn chêm. Có như thế bệnh nhân mới có thể hoạt động bình thường trở lại.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân nào gây tiêu chảy đối với trẻ nhỏ?

Tiêu chảy ở trẻ nhỏ thường do nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, hoặc …