Danh mục
Trang chủ >> Hỏi Đáp Y Dược >> Thẩm định nhà thuốc mới Dược sĩ cần chuẩn bị những gì?

Thẩm định nhà thuốc mới Dược sĩ cần chuẩn bị những gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Thẩm định nhà thuốc mới là vấn đề quan tâm của nhiều Dược sĩ mới thành lập nhà thuốc, quầy thuốc. Vậy trước khi thẩm định, Dược sĩ cần chuẩn bị những gì?

Thẩm định nhà thuốc mới Dược sĩ cần chuẩn bị những gì?

Vị trí của nhà thuốc mới mở

Vị trí nhà thuốc đạt chuẩn cần được bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm. Khu vực hoạt động của nhà thuốc phải tách biệt. Thiết kế xây dựng của nhà thuốc cần đảm bảo những yêu cầu bảo vệ hàng hóa, không để thuốc bị biến đổi do ảnh hưởng trực tiếp của ánh sáng mặt trời.

Tùy vào địa điểm kinh doanh, nhà thuốc cần có diện tích phù hợp. Tuy nhiên, để có thể đạt chuẩn GPP, nhà thuốc phải có diện tích tối thiểu là 10m2. Diện tích này phải vừa đảm bảo đủ không gian để trưng bày, bảo quản thuốc; vừa có thể tiếp khách mua thuốc đến tiếp xúc và trao đổi thông tin về việc dùng thuốc.

Ngoài ra, trường hợp có thể, nhà thuốc cần phải bố trí thêm khu vực cho những hoạt động khác như:

  • Phòng pha chế thuốc theo đơn trường hợp có hoạt động pha chế theo đơn;
  • Khu vực ra lẻ những thuốc không còn bao bì vỏ hộp để bán lẻ trực tiếp cho người bệnh;
  • Kho bảo quản thuốc riêng trường hợp cần
  • Khu tư vấn riêng cho khách hàng (ví dụ đo huyết áp, đo tuổi sinh học,…)

Trường hợp nhà thuốc có kinh doanh thêm dược mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế thì phải có khu vực riêng, có biển hiệu rõ ràng.

Thiết bị bảo quản thuốc trong nhà thuốc

Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn  chia sẻ: những thiết bị bảo quản thuốc tại nhà thuốc rất quan trọng. Chúng giúp bảo quản thuốc tránh được những ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng. Những thiết bị này bao gồm:

  • Tủ, quầy, giá kệ đủ chắc chắn, thẩm mỹ và dễ dàng vệ sinh;
  • Hệ thống chiếu sáng tốt đảm bảo việc kiểm tra những thông tin trên nhãn thuốc và tránh nhầm lẫn.
  • Nhiệt kế, ẩm kế được lắp đặt để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại nhà thuốc.

Thẩm định nhà thuốc mới mở

Dụng cụ ra lẻ  

Những dụng cụ bán lẻ thuốc cần phù hợp với yêu cầu bảo quản thuốc, bao gồm:

  • Trường hợp bán lẻ thuốc mà không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải dùng đồ bao gói kín khí; có nút kín;
  • Dùng bao bì đúng với từng loại thuốc. Tránh dùng bao bì thuốc này cho thuốc khác, gây hiểu nhầm;
  • Những thuốc dùng ngoài, thuốc quản lý đặc biệt: cần được đóng trong bao bì phù hợp, dễ phân biệt;
  • Thuốc pha chế theo đơn phải được đặt trong bao bì đặc dụng. Bao bì này giúp bảo toàn chất lượng thuốc và dễ phân biệt.

Ghi nhãn thuốc

Ghi nhãn thuốc thuốc bán lẻ không có bao bì: tên thuốc Tây Y tân dược; dạng bào chế; nồng độ, hàm lượng thuốc. Trong tình huống không có đơn thuốc đi kèm, nhà thuốc phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng;

Ghi nhãn thuốc pha chế theo đơn: ngoài việc phải ghi đầy đủ những quy định trên phải ghi thêm ngày pha chế; ngày hết hạn; tên bệnh nhân; tên và địa chỉ cơ sở pha chế thuốc; những cảnh báo an toàn cho trẻ em (trường hợp có).

Chuẩn bị hồ sơ, sổ sách

Để có thể thẩm định nhà thuốc thành công theo chuẩn GPP, nhà thuốc cần:

  • Có tài liệu hoặc công cụ thông báo/ tra cứu những tài liệu hướng dẫn dùng thuốc cập nhật, những quy chế dược hiện hành. Việc cập nhật những thông báo từ Cục quản lý dược sẽ giúp cơ sở bán lẻ thuốc có thể tra cứu và dùng khi cần.
  • Phải máy tính để quản lý thuốc toàn diện. Từ việc nhập, xuất, tồn trữ, theo dõi số lô, hạn dùng, nguồn gốc của thuốc đều phải được ghi chép cẩn thận, dễ tra cứu.

Trên đây là những chia sẻ của giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn về những lưu ý khi chuẩn bị thẩm định nhà thuốc mới. Thông tin chia sẻ tại website thầy thuốc chỉ mang tính tham khảo!

Nguồn: Thaythuoc.edu.vn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Bạn hiểu gì về bệnh bạch tạng?

Bạch tạng (albinism) là một tình trạng di truyền khiến cơ thể không sản xuất …