Tình trạng lạm dụng miếng dán hạ sốt ngày càng gia tăng ở một số bộ phận người dân chưa có nhận thức đúng về miếng dán hạ sốt. Vậy cần làm gì để hạn chế lạm dụng miếng dán hạ sốt?
- Giảng viên Cao đẳng Y dược hướng dẫn phân biệt 3 loại sốt thường gặp
- Thuốc lợi tiểu Furosemid: Cần lưu ý gì khi sử dụng điều trị?
- Bị nhiệt miệng có nên sử dụng Gel Kamistad không?
Có nên dùng miếng dán hạ sốt?
Miếng dán hạ sốt là gì?
Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ: Thành phần chủ yếu của miếng dán hạ sốt là hydrogel – dạng chuỗi, không tan trong nước, hydrogel hút một lượng nước khá lớn ở vùng da tiếp xúc với nó, miếng dán hạ sốt hoạt động theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán ra ngoài tại vùng da tiếp xúc và không có tác dụng hạ sốt toàn thân.
Đặc biệt, theo các thầy thuốc chia sẻ tại mục hỏi đáp y dược cho thấy: Tính đến nay, trong Y học lâm sàng chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh được miếng dán hạ sốt có thể thay được thuốc hạ sốt trong điều trị sốt cho người bệnh.
Tác hại khi lạm dụng miếng dán hạ sốt
- Không hạ sốt được cho trẻ: Theo WHO chia sẻ thì chườm lạnh không có tác dụng nhiều với việc hạ sốt cho trẻ. Bên cạnh đó, miếng dán hạ sốt là miếng dán lạnh nên rất hạn chế trong việc làm giảm thân nhiệt cho trẻ. Vì vậy không nên lạm dụng miếng dán hạ sốt.
- Gây biến chứng nặng nề do sốt: Theo các thầy thuốc, khi trẻ sốt quá cao mà cha mẹ lạm dụng miếng dán hạ sốt khiến trẻ không hạ được nhiệt độ. Việc lạm dụng miếng dán hạ sốt mà không sử dụng thuốc Tây Y hạ sốt cho trẻ có thể gây biến chứng về não cho trẻ do sốt cao co giật gây ra.
- Kích ứng da tiếp xúc với miếng dán hạ sốt:Da trẻ mỏng, nhạy cảm, dễ bị dị ứng. Vì vậy một số trẻ có thể bị dị ứng bởi các thành phần trong miếng dán.
- Ảnh hưởng tới hệ hô hấp:thành phần menthol trong miếng dán hạ sốt có thể ảnh hưởng tới hệ hô hấp của các bé sốt do viêm phổi. Vì vậy không nên lạm dụng miếng dán hạ sốt với trẻ bị sốt do viêm phổi
Lưu ý gì khi sử dụng miếng dán hạ sốt?
Lời khuyên của thầy thuốc với người chăm sóc trẻ
Chăm sóc trẻ nhỏ là một công việc hết sức nhọc nhằn và vất vả. Đặc biệt với những trẻ có sức đề kháng non yếu thường xuyên mắc bệnh khi chuyển mùa. Khi các con bị sốt, cha mẹ vẫn muốn sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ thì nên hỏi ý kiến của thầy thuốc Nhi khoa trước khi sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng khi trẻ bị dị ứng hoặc sốt do viêm phổi. Bên cạnh đó các Dược sĩ Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur khuyên cha mẹ không nên lạm dụng miếng dán hạ sốt và không dùng trong thời gian lâu. Trường hợp trẻ không giảm sốt, cha mẹ cần cho trẻ đi khám bệnh ngay tại cơ sở y tế gần nhất, tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng.
Lưu ý: Thông tin về lạm dụng miếng dán hạ sốt tại website thaythuoc.edu.vn chỉ mang tính tham khảo!
Dược sĩ/ sinh viên Dược có thể tham khảo Group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật thông tin hữu ích về nhà thuốc, quầy thuốc, cách tư vấn thuốc, phối hợp thuốc,… và hàng ngàn thông tin bổ ích khác!
Nguồn: Thầy Thuốc – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur