Lorabay là một loại thuốc rất quen thuộc với người bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng. Vậy bạn đã hiểu rõ về thuốc Lorabay có công dụng và liều sử dụng ra sao?
- Thuốc Adenosine: Điều trị rối loạn nhịp tim
- Thuốc Coversyl cần lưu ý gì khi sử dụng?
- Thuốc Epidolle 80 mg: giúp tăng cường đề kháng mùa dịch
Thuốc chống dị ứng kháng histamin H1-2
Thuốc lorabay và công dụng của thuốc lorabay
Thuốc lorabay là thuốc tây y có dạng viên nang với hàm lượng lorabay 10 mg, lorabay 40 mg và lorabay 100 mg. Lorabay là một thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 được sử dụng để điều trị những chứng dị ứng. Lorabay được nghiên cứu vào năm 1981 và được đưa vào thị trường sử dụng vào năm 1993.
Bên cạnh đó, các Dược sĩ Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ thuốc Lorabay là thuốc có công dụng điều trị hiệu quả những triệu chứng như ngứa do phát ban, chảy nước mũi, chảy nước mắt và hắt hơi và những dị ứng khác. Thuốc có công dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của những bệnh trên có liên quan đến histamin.
Cách sử dụng thuốc Lorabay
Người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc và kiểm tra thông tin trên nhãn để sử dụng thuốc đúng công dụng. Không sử dụng thuốc với liều lượng quá thấp hoặc quá cao, có thể uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn.
Hiện thuốc có dạng viên nén thường, viên nén tan rã nhanh và siro. Với viên nén lorabay tan rã nhanh, người bệnh nên sử dụng thuốc trong vòng 6 tháng sau khi mở túi nhôm đựng vỉ thuốc và sử dụng thuốc ngay trường hợp bóc viên nén ra khỏi vỉ.
Liều dùng thuốc Lorabay như thế nào?
Theo dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur thì thông tin về liều dùng lorabay tại website thaythuoc.edu.vn chỉ mang tính chất tham khảo.
Chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Liều sử dụng thuốc Lorabay cho người lớn: Sử dụng 10 mg uống 1 lần/ngày.
Liều sử dụng thuốc lorabay cho trẻ em mắc bệnh viêm mũi dị ứng:
Trẻ 2-5 tuổi: sử dụng 5 mg uống 1 lần/ngày (sirô);
Trẻ 6 tuổi trở lên: sử dụng 10 mg uống 1 lần/ngày (viên nén, viên nang, viên nén phân huỷ).
Trường hợp chẳng may uống quá liều hãy đến trạm Y tế địa phương gần nhất để được hướng dẫn xử lý. Trường hợp người bệnh quên sử dụng một liều thuốc, hãy sử dụng càng sớm càng tốt.
Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc lorabay
Thuốc lorabay có thể gây những tác dụng phụ như sau:
- Đau đầu;
- Căng thẳng;
- Cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ;
- Động kinh (co giật);
- Đau bụng, tiêu chảy;
- Khô miệng, đau họng khản giọng;
- Bị đỏ mắt, nhìn mờ;
- Chảy máu mũi;
- Phát ban da.
- Vàng da (vàng da hoặc mắt);
- Nhịp tim nhanh hoặc không đều;
- Cảm giác như người bệnh có thể ngất xỉu;
Đau đầu do tác dụng phụ ADR của thuốc lorabay gây ra
Khi sử dụng lorabay không đúng cách người sử dụng sẽ có nguy cơ bị khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi và tăng nguy cơ sâu răng. Để hạn chế những tác dụng phụ trên, nên sử dụng thuốc với liều thấp nhất có hiệu quả.
Trên đây không phải tất cả danh mục những tác dụng phụ có thể xảy ra và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Vì vậy, thông tin chỉ mang tính tham khảo về thuốc lorabay, không có tính áp dụng vào thực tế. Người bệnh liên hệ hỏi đáp y dược với bác sĩ thầy thuốc để được chẩn đoán điều trị chính xác!
Nguồn: thaythuoc.edu.vn chia sẻ theo HDSD từ nhà sản xuất