Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Virus Covid-19: Việt Nam thử nghiệm thuốc điều trị virus cô-rô-na chủng mới

Virus Covid-19: Việt Nam thử nghiệm thuốc điều trị virus cô-rô-na chủng mới

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hiện nay trên thế giới chưa có vaccin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus covid-19 chủng mới của virus cô-rô-na gây ra. Vậy sử dụng thuốc trong điều trị bệnh do covid-19 cần phối hợp như thế nào?

Virus Covid-19Đại dịch viêm đường hô hấp cấp ro Virus Covid-19

Virus cô-rô-na covid-19 là gì?

Theo các nghiên cứu cho thấy, Cô-rô-na là một họ virus lớn, trong đó một số chủng có khả năng gây bệnh khi xâm nhiễm từ động vật sang người, số khác chỉ xâm nhiễm và tồn tại ở các loài động vật bao gồm lạc đà, mèo và dơi. Đôi khi virus cô-rô-na từ động vật tiến hóa để lây sang người để rồi sau đó lây từ người sang người như trường hợp Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) và hội chứng hô hấp cấp nặng (SARS). Hiện tại chủng virus cô-rô-na gây dịch tại Vũ Hán (2019-nCoV) là một chủng mới chưa từng xuất hiện ở người và có khả năng lây từ người sang người.

Việt Nam nghiên cứu thuốc điều trị Lopinavir/ritonavir virus cô-rô-na Covid-19

Nhằm xây dựng phác đồ điều trị bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp do virus cô-rô-na mới, Bộ trưởng

Theo Tin Tức Y Dược cập nhật, hiện nay Bộ Khoa học và công nghệ vừa phê duyệt bổ sung đề tài độc lập cấp nhà nước “Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của việc bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm virus cô-rô-na mới”.

Lopinavir/ritonavir được biết đến là một loại công thức phối hợp liều cố định để điều trị và phòng ngừa nhiễm HIV/AIDS.

Lopinavir/ritonavirThuốc Lopinavir/ritonavir được ứng dụng trong điều trị bệnh

Theo đó, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh giao Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương chủ trì, phối hợp với các đơn vị gồm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, Viện Pasteur TP.HCM, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Trung tâm cảnh giác dược và các đơn vị khác được Bộ Y tế giao nhiệm vụ phối hợp thực hiện.

Các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu sẽ thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh viêm phổi cấp do covid-19 trong 4 tuần hoặc trên 10 người bệnh. Từ đó sẽ báo cáo đánh giá hiệu quả đáp ứng lâm sàng, cận lâm sàng, virus học cũng như tính an toàn của việc sử dụng bổ sung thuốc tây y Lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm virus cô-rô-na chủng mới được điều trị theo phác đồ điều trị nền của Bộ Y tế.

Bộ Khoa học và công nghệ kỳ vọng trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm thực hiện đề tài có thể đề xuất việc sử dụng lopinavir và ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm virus cô-rô-na mới.

Mục tiêu của đề tài này là trong vòng 12 tháng, nghiên cứu sẽ làm rõ hiệu quả và tính an toàn của việc sử dụng bổ sung Lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm virus cô-rô-na mới dựa trên phác đồ điều trị Covid-19 của Bộ Y tế, đồng thời đề xuất phác đồ sử dụng bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm virus cô-rô-na.

Phòng cô-rô-navirus: Vì sao phải cách ly 14 ngày?

Các chuyên gia y tế tại Cao đẳng Y Dược Sài Gòn – Trường CĐ Y Dược Pasteur cho biết, để đảm bảo việc phòng dịch cô-rô-na, Bộ Y tế đã chỉ đạo thực hiện tổng thể nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp cách ly y tế trong vòng 14 ngày đối với những người có tiếp xúc gần với các trường hợp mắc bệnh, các trường hợp nghi ngờ và các trường hợp đi về từ vùng có dịch của Trung Quốc là đặc biệt quan trọng.

Rửa tay bằng xà phòng là điều cần thiết

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đều khuyến cáo cần cách ly y tế 14 ngày. Cho đến hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng cách ly y tế 14 ngày.

Việt Nam đang nghiên cứu thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh do covid-19 và đã áp dụng biện pháp cách ly y tế 14 ngày nghiêm ngặt để phòng bệnh viêm đường hô hấp do virus cô-rô-na chủng mới gây ra. Đối với tất cả những ai đi từ tỉnh Hồ Bắc hoặc đi qua đây dù chưa có biểu hiện nhiễm bệnh nhưng vẫn được coi là bệnh nhân, những người này cùng với gia đình của họ đều phải cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung. Còn với những người đi từ các vùng khác của Trung Quốc (trừ tỉnh Hồ Bắc) về đều phải cách ly tại nhà hoặc tại nơi lưu trú, không được ra khỏi nhà và nơi lưu trú để tránh lây lan ra cộng đồng.

Mỗi cá nhân cần nâng cao tinh thần chủ động – tự giác – ý thức phòng tránh dịch bệnh bằng cách đeo khẩu trang đi ra ngoài đường và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với thời gian tối thiểu là 20 giây/ lần giúp phòng tránh dịch bệnh lây lan trong cộng đồng!

Theo thaythuoc.edu tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Mách bạn 5 cách giảm cholesterol trong máu hiệu quả

Nồng độ Cholesterol trong máu cao có thể dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn …