Danh mục
Trang chủ >> Hỏi Đáp Y Dược >> Tại sao khi uống thuốc về bệnh khớp lại bị đau dạ dày ?

Tại sao khi uống thuốc về bệnh khớp lại bị đau dạ dày ?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Một số bệnh nhân đang điều trị bệnh khớp một thời gian thì thấy triệu chứng đau dạ dày, đầy bụng, cơn đau từng cơn. Tại sạo lại như vậy và làm thế nào để khỏi cả hai bệnh?

Tại sao khi uống thuốc về bệnh khớp lại bị đau dạ dày ?

Tại sao khi uống thuốc về bệnh khớp lại bị đau dạ dày ?

Tại sao khi uống thuốc khớp bị đau dạ dày?

Theo các chuyên gia về sức khỏe tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Dạ dày và đường tiêu hóa chính là con đường để đưa thuốc vào cơ thể giúp điều trị bệnh viêm khớp, cũng là nơi tiếp xúc trực tiếp với các loại thuốc này. Một số trường hợp đã có dấu hiệu của tổn thương dạ dày trước đó thì khi uống thêm thuốc viêm khớp như là một loại chất xúc tác khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn bao giờ. Hoặc khi bạn sử dụng thuốc viêm khớp trong thời gian dài cũng có thể gây tổn thương một dạ dày khỏe mạnh.

Bởi lẽ các loại thuốc kháng viêm, giảm đau có chứa các hoạt chất như corticoid, morphin, dexamethason… có  tác dụng nhanh chóng nhưng lại gây ra tổn thương trực tiếp lên dạ dày. Khiến cho dạ dày không tiết được đầy đủ chất nhầy để bảo vệ niêm mạc , thành dạ dày khi đó sẽ dễ dàng bị ăn mòn bởi dịch vị.

Chính vì vậy, uống thuốc khớp bị đau dạ dày là tình trạng không hiếm gặp ở nhiều người bệnh. Đặc biệt là khi bạn thường xuyên lạm dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm này.

Xét tuyển Cao đẳng Dược chính quy năm 2019

Xét tuyển Cao đẳng Dược chính quy năm 2019

Làm thế nào để chữa khỏi cả 2 bệnh ?

Để đảm bảo khi uống thuốc khớp không bị đau dạ dày, cần tuân thủ theo một số lưu ý trong điều trị sau đây.

  • Dùng thuốc theo 2 giai đoạn khác nhau là chữa và duy trì. Đối với các trường hợp viêm khớp cần điều trị gấp thì bạn nên sử dụng phương pháp tiêm để tác động trực tiếp vào tình trạng bệnh. Không nên dùng thuốc uống trong thời gian chữa trị. Khi tình trạng bệnh đã giảm bớt cần duy trì thuốc khớp đến khi khỏi hẳn, bệnh nhân có thể uống thuốc dạng viên nén với liều thấp, như vậy sẽ giúp giảm hẳn tình trạng tác động của thuốc tới dạ dày.
  • Lưu ý không được dùng thuốc tiêm quá 2 ngày liên tiếp và thuốc uống cũng không được dùng quá 7 ngày.
  • Cần hỏi thật kỹ ý kiến bác sĩ , thăm khám lại khi đau nhức từ đó có cách dùng thuốc phù hợp. Mọi sự tăng giảm liều thuốc đều cần có chỉ định và đồng ý của bác sĩ.
  • Trường hợp tiêm: Tối đa 2 ống 75mg/ngày nhưng chỉ tiêm khi tình trạng bệnh quá nặng. Một số vị trí thì bệnh nhân không nên tiêm 2 mũi vì có thể gây đau nhức cơ.
  • Kết hợp dùng thêm một số loại thuốc bảo vệ dạ dày như diclofenac, cimetidin.
  • Nếu thuốc uống dạng viên nén, nên dùng sau bữa ăn để giảm tác động nguy hại đến dạ dày.

Nguồn: Thầy thuốc

Có thể bạn quan tâm

Bạn hiểu gì về bệnh bạch tạng?

Bạch tạng (albinism) là một tình trạng di truyền khiến cơ thể không sản xuất …