Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Những lợi ích của cây Đậu cọc rào đối với sức khỏe con người

Những lợi ích của cây Đậu cọc rào đối với sức khỏe con người

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Đầu cọc rào có nguồn gốc từ châu Mỹ, thường được trồng để làm hàng rào. Bên cạnh đó đậu cọc rào còn được xem như một vị thuốc quý với nhiều công dụng có ích cho sức khỏe của con người.

Đậu cọc rào với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

Đậu cọc rào với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

Thông tin cần biết về cây Đậu cọc rào

Đậu cọc rào là loại cây Thầu dầu Euphorbiaceae, có tên khoa học là Jatropha curcas L. (Curcas purgans Medik). Cây đậu cọc rào là một cây thuốc quý. Đậu cọc rào là một cây nhỏ cao 1-5 m, cành to mẫm, nhẵn, trên có những vầu nổi lên do sẹo của lá, khi bị chặt sẽ chảy ra một thứ nhựa mủ trắng. Lá đơn, xẻ chân vịt, chia làm 3-5 thuỳ nông, dài 10cm -13cm, rộng 8cm -11 cm. Hoa màu vàng, nhỏ, cùng gốc, mọc thành chuỳ tận cùng hay ở nách lá, hoa đực mọc ở đầu lá các nhánh với cuống ngắn có khuỷu. Quả nang hình trứng, đ hạt hày đổ nhạ lúc đầu mẫm sau thành khô, dai nhẵn, mở theo ba mép. Hạt 3, có áo hạt, hình trứng rộng 1cm, dài 2cm, nhẵn, màu đen nhạt.

Theo Đông y, bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Thanh hiện đang là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết Đậu cọc rào có vị đắng, se, tính mát Lá thường được dùng trị; Chấn thương bầm giập , vết thương chảy máu, bong gân; eczema, Mẩn ngứa, vẩy nến; Phong hủi; Nhiễm trùng trichomonas ở âm đạo; Loét mạn tính. Ở Ấn Độ, người ta dùng lá sắc uống và làm thuốc đắp vào vú gây tiết sữa và làm sung huyết. Dầu hạt dùng chữa táo bón và bôi trị ghẻ lở, mụn nhọt, rò, bệnh về tóc. Nhựa mủ dùng bôi trị ghẻ eczema, nấm tóc, các vết loét và dùng đánh lưỡi cho người ốm. Cũng dùng để chữa vết thương. Dùng lá giã đắp hoặc chiết dầu từ hạt để xoa, rịt bên ngoài.

Tác dụng dược lý của Đậu cọc rào

Hạt làm co thắt cơ bụng mạnh (gây đau bụng) gây nôn sau 30 phút, thường dùng làm thuốc sổ Làm tan máu ứ , tiêu sưng, cầm máu, chống ngứa. Dầu hạt gây nôn và tẩy mạnh, sát trùng, giải độc. Nhựa mủ cũng có tác dụng như dầu. Cây có độc đối với cá.

Một số thành phần hóa học có trong cây Đậu cọc rào

Về thành phần hóa học các giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM tìm hiểu và cho biết Đậu cọc rào không màu hay hơi vàng, không mùi , trong ở nhiệt độ thường. Lạnh ở 9ºC sẽ để lắng đông stearin và đông đặc hoàn toàn ở nhiệt độ 0ºC. Tỷ trọng 0,915 ở 15ºC. Dầu thắp rất tốt vì không có khói, rất thích hợp với việc chế biến xà phòng không kích ứng đối với da.

Trong hạt đậu cọc rào có 20%-25 % dầu béo, protein và chất nhựa. Theo Falck thì trong hạt đậu cọc còn chứa một phytotoxin gọi là curxin tuy không gây hiện tượng vón hồng cầu nhưng làm tổn thương các mạch máu và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bài thuốc vận dụng với cây Đậu cọc rào

Đậu cọc rào thường mọc hoang hay được trồng làm hàng rào

Đậu cọc rào thường mọc hoang hay được trồng làm hàng rào

  • Trị Mẩn ngứa, eczema: Dùng lá Dầu mè tươi, giã nát và rịt.
  • Trị loét mạn tính: Dùng dầu hạt lẫn với vaselin làm pomat bôi.

Các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cũng khuyến cáo rằng Hạt cây đậu cọc rào rất độc, dễ gây ngộ độc nguy hiểm; khi dùng phải thận trọng. Liều độc thay đổi tuỳ theo từng người nhưng thường với liều 25-30 hạt có thể làm chết người.

Có thể bạn quan tâm

Những bài thuốc Đông y giúp giảm cân hiệu quả và an toàn

Theo Đông y, thừa cân do tỳ vị kém và thận khí suy yếu, dẫn …