Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Những loại thuốc có thể gây hại cho mắt

Những loại thuốc có thể gây hại cho mắt

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nhiều người tự ý sử dụng thuốc mà không theo chỉ dẫn của Thầy thuốc dẫn đến hậu quả rối loạn thị giác tạm thời, gây mất thị giác vĩnh viễn…

Một số thuốc có tác dụng toàn thân có thể gây ảnh hưởng đến tất cả các cấu trúc và chức năng mắt như gây rối loạn thị giác tạm thời, gây mất thị giác vĩnh viễn… Do vậy, khi bệnh nhân buộc phải dùng một trong các thuốc này, bác sĩ hoặc dược sĩ cần phải kiểm soát  rất chặt chẽ. Dưới đây là một số nhóm các thuốc có thể gây ra các phản ứng có hại thường gặp nghiêm trọng trên mắt.

thay thuoc

Những loại thuốc có thể gây hại cho mắt

Thuốc chống động kinh

Topiramat là thuốc được dùng phối hợp hoặc đơn trị liệu các cơn động kinh và dùng trong dự phòng cơn đau nửa đầu. Topiramat gây tác dụng bất lợi trên mắt kiểu tăng tiết dịch như tăng nhãn áp góc đóng cấp và tăng áp lực nội nhãn.

Tăng nhãn áp góc đóng cấp thường xuất hiện trong 2 tuần đầu tiên sử dụng thuốc. Thông thường, bệnh có biểu hiện khởi phát đặc trưng là nhìn mờ hai bên. Nếu bệnh nhân dùng topiramat để phòng đau nửa đầu, các dấu hiệu độc tính này có thể bị nhầm với triệu chứng đau nửa đầu. Do đó, khi kê thuốc hoặc cấp phát thuốc cho người bệnh điều trị lần đầu, bác sĩ (hoặc dược sĩ) cần yêu cầu bệnh nhân thông báo lại bất cứ bất thường nào trên mắt, đặc biệt trong những tuần đầu điều trị. Nếu có dấu hiệu biến đổi thị giác, cần ngừng sử dụng topiramat để ngăn ngừa nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn và bệnh nhân cần được khám bác sĩ chuyên khoa mắt ngay.

Vigabatrin có thể được sử dụng để điều trị cơn động kinh kháng thuốc ở những bệnh nhân không đáp ứng với các thuốc điều trị động kinh khác. Nhưng thuốc có nguy cơ gây hẹp thị trường đồng tâm hai bên tiến triển và vĩnh viễn kèm theo giảm thị lực. Khoảng 30-40% số bệnh nhân bị mất thị lực do vigabatrin. Nguy cơ mất thị lực liên quan đến thời gian dùng thuốc (trên 6 tháng) và liều sử dụng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp đặc biệt, nguy cơ này cũng có thể xảy ra khi sử dụng vigabatrin với bất cứ liều và thời gian điều trị nào. Do đó, bệnh nhân cần khám mắt trước khi dùng thuốc này điều trị. Khi xuất hiện các dấu hiệu độc tính trên mắt, cần ngừng thuốc ngay. Sau khi ngừng thuốc, vẫn cần khám mắt trong vòng ít nhất 3-6 tháng.

Thuốc trị loãng xương

Biphosphonat (alendronat, ibandronat và risedronat) được sử dụng trong kiểm soát loãng xương ở nam giới và phụ nữ sau mãn kinh. Phản ứng viêm tại mắt đã được ghi nhận trong quá trình sử dụng biphosphonat trong điều trị bao gồm viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, viêm củng mạc, viêm thượng củng mạc và viêm giác mạc.

Với đa số trường hợp, viêm kết mạc có thể tự hồi phục mà không cần điều trị. Một số ít trường hợp có thể phải dùng các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) tra mắt để điều trị viêm. Tin tức Y Dược cho biết, viêm màng bồ đào thường phải dùng thuốc điều trị tại chỗ hoặc toàn thân và ngừng dùng biphosphonat. Với viêm thượng củng mạc, có thể dùng các thuốc tra mắt và tiếp tục dùng biphosphonat. Nếu có viêm củng mạc, cần ngừng biphosphonat để giải quyết các triệu chứng.

thay thuoc1

Thuốc trị loãng xương có thể gây hại cho mắt

Thuốc trị rối loạn cương

Các thuốc ức chế phosphodiesterase týp 5 (PDE5) như sildenafil, vardenafil và tadanafil được sử dụng trong điều trị rối loạn cương dương thông qua ức chế guanosin monophosphat vòng. Tadanafil cũng được chỉ định sử dụng hàng ngày để điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Các chất ức chế PDE5 có thể gây phản ứng bất lợi trên mắt, chủ yếu là thay đổi nhận biết màu sắc và nhìn mờ, thay đổi khả năng tiếp nhận ánh sáng, sợ ánh sáng và đau mắt. Các biến cố trên mắt thường xuất hiện sau 15-30 phút và đạt đỉnh sau 60 phút dùng thuốc. Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh lý thần kinh thị giác do thiếu máu cục bộ vùng trước không do nguyên nhân động mạch không nên dùng các thuốc ức chế PDE5 do làm tăng nguy cơ tái phát.

Có thể bạn quan tâm

Mách bạn 5 cách giảm cholesterol trong máu hiệu quả

Nồng độ Cholesterol trong máu cao có thể dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn …