Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Vị thuốc Đông Y Hoàng cầm có tác dụng chữa bệnh gì?

Vị thuốc Đông Y Hoàng cầm có tác dụng chữa bệnh gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Hoàng cầm là một trong một số vị thuốc với nhiều công dụng khác nhau. Hoàng cầm đã được nhiều chuyên gia YHCT nghiên cứu và cho ra một số lý luận khác nhau về công dụng của nó.

Cây hoàng cầm là gì?

Thành phần hóa học của hoàng cầm

Trong hoàng cầm có tinh dầu, một số dẫn xuất flavon: Scutelarin (hoặc woogonin) và baicalin.

Chất scutelarin được các chuyên gia tìm thấy cả trong lá, rễ và thân 8,4-10,3%, chất baicalin chì có trong rễ cây hoàng cầm. Bên cạnh đó, còn có tanin và chất nhựa. Không tìm thấy các chất ancaloit, gIucozit trị tim, saponin và vitamin c.

Công dụng dược lý của cây hoàng cầm

Công dụng hạ huyết áp của hoàng cầm

Theo Y học cổ truyền dùng hoàng cầm điều trị cao huyết áp thấy huyết áp từ 190/110 hạ xuống 135/60 và từ 190/95 hạ xuống 140/80. Công dụng hạ huyết áp này có thể do ảnh hưởng của hoàng cầm đối với thần kinh thực vật. Đối với cao huyết áp ác tính không có hiệu lực.

Sử dụng rượu hoàng cầm 1/5 có công dụng hạ huyết áp, đặc biệt đối với tình trạng bệnh lý huyết áp càng cao thì công dụng của nó càng rõ.

Căn cứ vào thí nghiệm trên các loại cho thì công dụng hạ huyết áp của hoàng cầm một phần do công dụng trấn tĩnh đối đặc trung khu thần kinh, mặt khác là do công dụng trực tiếp đối với huyết quản.

Độ độc của hoàng cầm

Dù được sử dụng hoàng cầm với liều rất cao thì hoàng cầm cũng tỏ ra ít độc.

Công dụng kháng sinh

Một số nghiên cứu đã nghiên cứu công dụng kháng sinh của nhiều vị thuốc bắc, các nghiên cứu được các chuyên gia chia sẻ tại mục hỏi đáp bác sĩ cho thấy nước sắc hoàng cầm 100% có khả năng ức chế vi trùng bạch hầu (21-30mm) Streptococcus hemolytic A. Staphylococcus aureus, vi trùng tả, vi trùng phó thương hàn, colibacíle, Streptococcus hemoỉytic B, vi trùng lao và dịch tả.

Hoàng cầm phơi khô

Công dụng giảm sốt

Hoàng cầm gây sốt cho thỏ bằng vi trùng thương hàn. Tiếp theo các nhà nghiên cứu sẽ tiêm 4-8ml dung dịch 6% hoàng cầm vào tĩnh mạch; tất cả tiến hành 10 lần thí nghiệm đều thấy công dụng giảm sốt. Sau khi tiêm thuốc 1 giờ đồng hồ, nhiệt độ của thỏ bắt  đầu hạ xuống, sau đó dần dần lại tăng lên và trở lại nhiệt độ bình thường. Nhưng chưa chứng minh được rằng vị thuốc cho uống có công dụng hạ nhiệt hay không.

Công dụng lợi tiểu của hoàng cầm

Theo các chuyên gia tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết có một số nghiên cứu công dụng của woogonin, baicalin và baicalein trên thỏ và cho ra kết quả: hoàng cầm có công dụng lợi tiểu.

Công dụng của vitamin P

Mọi người đều có thể đã biết một số hoạt chất của hoàng cầm tìm thấy đều là dẫn xuất flavon. Mà dẫn xuất Aavon đều có công dụng của vitamin p.

Công dụng và liều dùng của hoàng cầm như thế nào?

Các chuyên gia Cao đẳng Vật lý trị liệu tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết: Trong đông y hoàng cầm là một vị thuốc mát trị sốt, trị cảm mạo, ho cảm, cầm máu, kinh nguyệt quá nhiều. Theo tài liệu y học cổ đại thì, Hoàng cầm vị đắng tính hàn, vào 5 kinh tâm, phế, can, đởm và đại tràng. Có công dụng tả phế hỏa, thanh thấp nhiệt. Dùng trị hàn nhiệt vãng lại, phế nhiệt sinh ho, tả lỵ đau bụng, thâp nhiệt da vàng, đầu nhức, tả lỵ đau bụng, mắt đỏ. đau, động thai. Liều sử dụng mỗi ngày 6 đến 15g sắc với nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể dùng bột. Gần đây, hoàng cầm được dùng làm thuốc trị một số dấu hiệu nhức đầu và mất ngủ của người mắc bệnh cao huyết áp do thần kinh thực vật và do mạch máu bị cứng, đồng thời được dùng điều trị bệnh cao huyết áp. Dùng bằng cách ngâm rượu hoàng cầm (bột hoàng cầm 20g, cồn 700 vừa đủ 100ml). Ngày uống 2 đến 3 lần, mỗi lần 20-30 giọt.

Thân và rễ hoàng cầm

Một số bài thuốc chứa vị hoàng cầm

Thanh kim hoàng

Hoàng cầm sấy khô tán nhỏ làm thành viên to bằng hạt ngô. Ngày dùng 20-30 viên. Trị một số bệnh đổ máu cam, thổ huyết, kinh nguyệt quá nhiều, cảm mạo, ho cảm.

Tam hoàng cầm

  • Hoàng cầm (mùa xuân dùng 120g, mùa hạ và mùa thu 240g, mùa đông 120g).
  • Hoàng liên (mùa xuân 160g, mùa hạ 280g, mùa thu 120g, mùa đông 80g).
  • Đại hoàng (mùa xuân 120g, mùa hạ 40g, mùa thu 120g, mùa đông 200g).

Cả ba vị, liều lượng tùy theo mùa mà thay đổi, tất cả tán nhỏ, dùng mật ong viên thành viên to bằng hạt đậu đen. Ngày uống 3 lần, mỗi lầm 5-7 viên. Uống luôn trong 1 tháng. Trị bệnh lao, viêm niêm mạc tử cung.

Hoàng cầm-mạch môn đông

  • Mỗi vị 10g. Sắc uống trong ngày thay nước. Dùng sau khi sinh nở bị mất máu nhiều, khát nước.

Thông tin mang tính chất tham khảo, không thay thế y lệnh chẩn trị của thầy thuốc. Người bệnh không làm theo!

Nguồn tham khảo: Trích Trung Hoa y học chí (1935)

Theo thaythuoc.edu.vn tổng hợp và chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Củ mài là củ gì và có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Củ mài là loại thực vật hoang dã phát triển ở vùng rừng núi phía …